CẨM NANG  Cẩm nang về chiến lược

Xây dựng chiến lược marketing định hướng khách hàng từ Vinalink

22:20 | 19/05/2024

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt ngày nay, việc thu hút và giữ chân khách hàng là bài toán nan giải đối với nhiều doanh nghiệp. Chiến lược marketing định hướng khách hàng lúc này như một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp - từ đó thúc đẩy doanh thu hiệu quả.

Trong bài viết này, Vinalink Media sẽ chia sẻ chi tiết 6 bước xây dựng chiến lược marketing định hướng khách hàng hiệu quả giúp bạn có thể áp dụng để cải thiện hoạt động tiếp thị, kinh doanh của thương hiệu mình.

Định hướng khách hàng là gì?

Định hướng khách hàng là các chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu hút, giữ chân và thỏa mãn nhu cầu của đối tượng khách hàng tiềm năng. Để định hướng khách hàng đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần phải xác định rõ:

  • Khách hàng tiềm năng là ai: Đây là bước quan trọng nhất để trong việc xác định các bước trong kế hoạch hoạt động. Khách hàng tiềm năng là những đối tượng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc đang có vấn đề mà giải pháp của bạn có thể giải quyết được. Để xác định được, bạn “phác hoạ” chân dung khách hàng mục tiêu với các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, địa điểm, sở thích, thu nhập,....
  • Nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng: Nắm bắt được nhu cầu/vấn đề thực sự của đối tượng khách hàng nhắm đến sẽ giúp doanh nghiệp có phương hướng đáp ứng tốt hơn những vấn đề/mong muốn của khách hàng.
  • Những hoạt động để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu khách hàng: Sau khi nắm được chân dung khách hàng và nhu cầu/vấn đề thực tế của họ, thương hiệu sẽ đến giai đoạn lên kế hoạch thực thi. Bạn có thể sử dụng các kênh tiếp cận như: quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, sự kiện trưng bày sản phẩm, TVC quảng cáo truyền hình, OOH,....
  • Áp dụng định hướng khách hàng trong phát triển hoạt động kinh doanh: Dựa vào dữ liệu từ nghiên cứu khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch phát triển sản phẩm với tính năng đáp ứng nhu cầu/vấn đề của người tiêu dùng cũng như truyền tải thông điệp phù hợp khi triển khai các chiến lược marketing.
Định hướng khách hàng là gì?

Lợi ích của chiến lược marketing định hướng khách hàng

Một khi chiến lược marketing định hướng khách hàng được thực hiện một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích thiết thực sau:

  • Sở hữu cộng đồng khách hàng trung thành: Khi giải pháp của doanh nghiệp đáp ứng được mong muốn hoặc vấn đề của khách hàng, họ sẽ tin tưởng và trung thành với thương thiệu - thậm chí sẽ trở thành những “đại sứ” tích cực, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới bạn bè, người quen.
  • Sức mạnh từ quảng cáo truyền miệng: Sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực qua khẩu vị và đề cập từ người này sang người khác.
  • Cải thiện doanh thu và chi phí quảng cáo: Khi thương hiệu đã gây dựng được sự uy tín về chất lượng, khách hàng mới sẽ xu hướng tìm đến tham khảo & sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Điều này đồng thời giúp doanh hiệu giảm tối đa chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng, tăng lợi tức đầu tư hiệu quả.
  • Niềm tin và sự ưu tiên khi lựa chọn hàng hóa của khách hàng: Khi thương hiệu bạn đã có tên tuổi, khách hàng sẽ có xu hướng chọn sản phẩm của bạn hơn khi so sánh các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
  • Khẳng định vị thế, thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh: Bằng cách tạo ra một trải nghiệm khác biệt và đáp ứng hoàn hảo nhu cầu/vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực - từ đó chiếm được thị phần trên thị trường.
Lợi ích của chiến lược marketing định hướng khách hàng

Xây dựng chiến lược định hướng khách hàng hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Để xây dựng một chiến lược định hướng khách hàng hiệu quả, trước hết là bạn cần nghiên cứu thị trường để hiểu rõ ràng khách hàng mục tiêu và nhu cầu/vấn đề họ gặp phải. Bạn có thể làm điều này thông qua việc phân tích kỹ lưỡng các nhân tố sau đây:

  • Giới tính: Xác định giới tính của khách hàng tiềm năng, liệu họ là nam hay nữ hay cả hai.
  • Lứa tuổi: Phân tích độ tuổi của khách hàng, chia thành các nhóm như trẻ em, thanh thiếu niên, người mới đi làm, người trung niên và người cao tuổi.
  • Nghề nghiệp: Việc phân tích rõ nghề nghiệp đối tượng mục tiêu sẽ có tác dụng thu gọn tệp khách hàng tiềm năng, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. VD: sản phẩm phân bón phù hợp với đối tượng khách hàng nông dân, đồ dùng học tập phù hợp với học sinh/sinh viên,... 
  • Nơi ở: Xác định khu vực địa lý mà khách hàng sinh sống sống, bao gồm: quốc gia, khu vực, tỉnh/thành phố. Mỗi khu vực sẽ có thị hiếu khác nhau, việc hiểu rõ từng khu vực mà khách hàng mục tiêu bạn sinh sống sẽ giúp bạn có cách tiếp cận thị trường phù hợp nhất.
  • Thu nhập: Mức thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của khách hàng. Đây là dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá bán phù hợp cho đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
  • Hành vi mua hàng: Tìm hiểu cách mà khách hàng đưa ra quyết định mua hàng với dạng sản phẩm tương tự của bạn, chẳng hạn như mua theo cảm xúc hay phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nắm được hành vi mua của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận phù hợp, từ đó chuyển đổi khách hàng tốt hơn.
  • Sở thích: Bao gồm những hành vi mà khách hàng tiềm năng của bạn ưa thích thực hiện. VD: các khách hàng có cơ địa da nhạy cảm thường ưa thích dùng mỹ phẩm dịu nhẹ, lành tính từ tự nhiên.
Xây dựng chiến lược định hướng khách hàng hiệu quả Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Bước 2: Phân tích ưu và nhược hiện có của sản phẩm

Sau khi nắm được thị trường mục tiêu của mình, bước tiếp theo doanh nghiệp cần phải phân tích ưu và nhược điểm hiện có của sản phẩm để hiểu rõ thế mạnh và hạn chế của sản phẩm đối với thị trường mục tiêu trong thời điểm hiện tại. Cụ thể:

  • Đánh giá ưu điểm: Việc đánh giá tính ưu điểm của sản phẩm giúp xác định những điểm mạnh độc đáo mà sản phẩm mang lại. Điều này bao gồm những đặc điểm nổi bật, lợi ích và giá trị sáng tạo mà sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Việc nhận biết rõ những điểm này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào các đặc tính nổi bật trong các chiến dịch truyền thông để thu hút và phục vụ khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
  • Phân tích nhược điểm: Phân tích nhược điểm của sản phẩm là để nhận ra các hạn chế hoặc điểm yếu có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng. Điều này bao gồm các vấn đề như: chất lượng, giá cả, tính tiện lợi hoặc các yếu tố khác có thể làm giảm giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng. Việc hiểu rõ những điểm này sẽ giúp thương hiệu đưa ra các giải pháp cải thiện và phát triển sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng mong đợi của thị trường.
  • Phân tích đối thủ: Bằng cách so sánh sản phẩm của mình với các sản phẩm tương tự trên thị trường, bạn có thể xác định những điểm mạnh và yếu của mình so với đối thủ. Điều này giúp bạn tìm cách phát triển chiến lược riêng biệt để gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.
Bước 2: Phân tích ưu và nhược hiện có của sản phẩm Bước 2: Phân tích ưu và nhược hiện có của sản phẩm

Bước 3: Lựa chọn và định vị thị trường

Sau khi hoàn thành các bước đầu tiên, bạn cần chắc chắn khách hàng mục tiêu đang nhắm tới có trùng khớp với khả năng giải quyết vấn đề/nhu cầu khách hàng của sản phẩm trên thực tế hay không. Để đảm bảo chắc chắn phân khúc thị trường mà thương hiệu lựa chọn hướng tới, doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp như: khảo sát, phỏng vấn, phân tích các đánh giá sản phẩm,... để có những dữ liệu đầy đủ và có sự điều chỉnh nếu nhận thấy cần thiết. 

Bước 4: Kết nối khách hàng

Sau khi nhận định chính xác về thị trường, doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch tiếp cận trên các kênh mà khách hàng tiềm năng của mình có mặt. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng truyền thông quảng cáo mà doanh nghiệp lựa chọn, chẳng hạn như: website, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, sự kiện, TVC quảng cáo truyền hình, billboard,....
Xây dựng chiến lược định hướng khách hàng hiệu quả Bước 4: Kết nối khách hàng

Bước 5: Khơi gợi và đáp ứng nhu cầu khách hàng

Khi xác đinh được những kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tạo ra các nội dung truyền tải thông điệp phù hợp nhằm tương tác, tạo dựng sự kết nối đến đối tượng tiềm năng của mình. Trong các những nội dung này, hãy thể hiện mong muốn và khuyến khích khách hàng để lại bình luận, ý kiến, đánh giá và góp ý chân thành từ phía khách hàng.

Bước 6: Cải thiện, phát triển sản phẩm phù hợp

Nhận được phản hồi thẳng thắn và chân thành từ khách hàng giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khách hàng mong đợi và cảm nhận về sản phẩm của bạn. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ khách hàng của mình.
Xây dựng chiến lược định hướng khách hàng hiệu quả Bước 6: Cải thiện, phát triển sản phẩm phù hợp

Dưới đây là các bước gợi ý của Vinalink Media để cải thiện sản phẩm sau khi nhận được phản hồi từ khách hàng:

  • Bước 1 - Phân tích phản hồi: Đánh giá các ý kiến và đề xuất từ khách hàng. Phân tích các vấn đề phổ biến, những điểm mạnh và yếu của sản phẩm được đưa ra.
  • Bước 2 - Đề xuất sửa đổi và cải tiến: Dựa trên những phản hồi này, đề xuất các sửa đổi cần thiết để sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Đây có thể là việc thay đổi tính năng, giao diện hoặc chất lượng sản phẩm.
  • Bước 3 - Kiểm tra lại tiến độ: Xác định các mục tiêu cụ thể và thời hạn cho các cải tiến. Theo dõi và kiểm tra lại tiến độ thực hiện những thay đổi này.
  • Bước 4 - Tạo mẫu thử nghiệm: Phát triển các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm để thu thập thêm phản hồi từ khách hàng trước khi triển khai chính thức.
  • Bước 5 - Tăng cường chất lượng: Đặt sự chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm dựa trên các góp ý và ý kiến từ người dùng.

Việc lắng nghe và sử dụng phản hồi từ khách hàng là một phần quan trọng trong việc cải thiện và phát triển sản phẩm. Quá trình này không chỉ giúp cải thiện sản phẩm hiện tại, mà còn giúp khách hàng cảm thấy được lắng nghe và quan tâm, từ đó tạo trải nghiệm hài lòng khi tương tác với thương hiệu. 

Chiến lược marketing định hướng khách hàng là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt ngày nay. Hy vọng với chia sẻ chia sẻ chi tiết 6 bước xây dựng chiến lược marketing định hướng khách hàng hiệu quả từ Vinalink Media, bạn đã có những ý tưởng hay để áp dụng và cải thiện hoạt động tiếp thị, kinh doanh của thương hiệu mình. Chúc bạn thành công!

Call Zalo Messenger