Quảng cáo Youtube là một hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép bạn hiển thị quảng cáo của mình trên nền tảng Youtube, video trên trang web đối tác hoặc các ứng dụng thuộc mạng hiển thị. Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như video, hình ảnh, banner, văn bản…
Chạy quảng cáo Youtube đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nổi bật có thể kể đến như:
Skippable in-stream Ads (quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua) là loại quảng cáo được phát khi người dùng chọn xem các video trên Youtube. Người dùng có thể bỏ qua quảng cáo sau 5s và nhà quảng cáo sẽ chỉ phải trả tiền khi người dùng xem ít nhất 30s hoặc thực hiện các hành động chẳng hạn như nhấp vào lời kêu gọi (CTA).
Vì quảng cáo có thể bỏ qua nên nhà quảng cáo cần thực sự sáng tạo, có những sự thu hút người dùng trong 5s đầu tiên để thuyết phục họ tiếp tục xem quảng cáo. Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng tài khoản Google Ads để thu thập các dữ liệu về chiến dịch quảng cáo như: số lượt đã xem hết quảng cáo, số lượt xem một phần, tỷ lệ nhấp vào CTA, tỷ lệ đăng ký kênh … Điều này sẽ giúp nhà quảng cáo đánh giá hiệu quả và đưa ra những cải thiện phù hợp cho chiến dịch Skippable in-stream Ads của mình.
Non Skippable in-stream Ads (quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua) là loại quảng cáo người dùng không thể bỏ qua, thường kéo dài 15s (hoặc ngắn hơn) và có thể phát trước, giữa hoặc sau video chính. Nhà quảng cáo cần trả tiền cho mỗi lượt hiển thị của quảng cáo.
Dạng quảng cáo youtube này cần nhắm mục tiêu đúng các đối tượng tiềm năng, bởi nếu hiển thị ở những khách hàng không quan tâm thì sẽ gây khó chịu cho họ (vì họ không thể bỏ qua) và làm tốn kém chi phí quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu thông qua các tiêu chí như: nhân khẩu học, thói quen, sở thích …
Bumper Ads là loại quảng cáo video Youtube ngắn nhất, chỉ kéo dài tối đa 6s, xuất hiện ở trước video người dùng xem và người dùng cũng không thể bỏ qua. Nhà quảng cáo cần trả tiền cho mỗi lượt quảng cáo được hiển thị.
Với thời lượng 6s, nhà quảng cáo không thể kể một câu chuyện dài, ý nghĩa mà thay vào đó cần tìm ra những điểm nhấn mạnh, bùng nổ để thu hút người xem, kích thích họ thực hiện các hành động mong muốn.
Video Discovery Ads là loại quảng cáo video được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm Youtube, trang chủ Youtube và dưới dạng video có liên quan trên trang xem video YouTube. Nhà quảng cáo sẽ trả tiền khi người dùng nhấp vào và xem quảng cáo.
Sponsored Card Ads là loại quảng cáo hiển thị dưới dạng một cửa sổ pop-up nhỏ khi người dùng xem video trên Youtube. Khi người dùng nhấp vào pop-up thì sẽ được chuyển đến một thẻ quảng cáo mở rộng, hiển thị các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nội dung của video. Quảng cáo này rất thích hợp để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
In-video Overlay Ads là loại quảng cáo hiển thị dưới dạng một banner nhỏ ở phần dưới cùng của video trên Youtube. Banner quảng cáo sẽ có các thông tin như logo, tên thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi … Khi người dùng nhấp vào quảng cáo thì họ sẽ được chuyển đến trang chính - nơi có các thông tin chi tiết về chiến dịch quảng cáo.
Display Ads là loại quảng cáo được hiển thị dưới dạng một banner hoặc một hộp ở bên phải phía trên danh sách các video đề xuất. Quảng cáo này có thể là hình ảnh, văn bản … và nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi lượt hiển thị của quảng cáo.
Masthead là loại quảng cáo được hiển thị dưới dạng một banner lớn ở đầu trang chủ Youtube. Loại quảng cáo này có thể giúp thu hút người dùng ngay khi họ truy cập Youtube và tăng khả năng nhận biết thương hiệu.
Sau khi tìm hiểu về các dạng quảng cáo Youtube, Vinalink sẽ hướng dẫn bạn chi tiết 13 bước để chạy chiến dịch quảng cáo Youtube hiệu quả nhất.
Bạn truy cập vào Youtube, chọn “Kênh của bạn” và chọn tệp bạn muốn tải lên.
Bạn đăng nhập vào tài khoản Google Ads của mình. Nếu chưa tài khoản bạn có thể đăng ký rất đơn giản, chỉ cần email. Bạn truy cập vào Google Ads tại đây! Sau đó bạn liên kết kênh Youtube của bạn với tài khoản Google Ads là có thể bắt đầu tạo chiến dịch.
Tại trang tổng quan, bạn chọn Chiến dịch => Chiến dịch mới.
Khi tạo chiến dịch mới, bạn sẽ được nhắc lựa chọn mục tiêu. Một số mục tiêu được đề xuất như là doanh số, khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập trang web, cân nhắc thương hiệu và sản phẩm, phạm vi tiếp cận và nhận thức về thương hiệu, quảng bá ứng dụng, tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu. Bạn có thể lựa chọn mục tiêu phù hợp nhất với mình.
Có nhiều loại chiến dịch khác nhau và bạn đang muốn chạy quảng cáo Youtube thì bạn sẽ lựa chọn loại chiến dịch Video-Tiếp cận và thu hút người xem trên Youtube và trên web.
Sau đó, bạn sẽ được mở ra cửa sổ “chọn một loại chiến dịch phụ”, bạn sẽ chọn chiến dịch video tùy chỉnh.
Bước tiếp theo, bạn đặt tên cho chiến dịch của mình. Ví dụ như “Test quảng cáo Video Youtube”.
Ở phần chiến lược đặt giá thầu, bạn lựa chọn theo mục tiêu đặt giá thầu của mình, có thể là CPA, CPM hay CPV.
Sau đó bạn thiết lập ngân sách và ngày chạy quảng cáo. Bạn cũng có thể cài đặt ngân sách cho toàn chiến dịch và thêm ngày bắt đầu, kết thúc chiến dịch nếu muốn.
Bạn lựa chọn mạng lưới mà video của bạn sẽ hiển thị, bao gồm:
Tiếp theo, bạn chọn ngôn ngữ mà khách hàng của bạn sử dụng.
Sau đó, chọn địa điểm của người dùng mà bạn muốn hiển thị quảng cáo.
Đồng thời, bạn cũng cần chọn những nội dung mà mình muốn loại trừ không hiển thị quảng cáo.
Bạn có thể cài đặt bổ sung thêm một số yếu tố khác như: thiết bị, giới hạn tần suất … hoặc bỏ qua.
Bạn sẽ lựa chọn các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng người dùng mà bạn muốn hướng tới. Các yếu tố này bao gồm: giới tính, độ tuổi, trạng thái là phụ huynh, thu nhập hộ gia đình.
Bạn nên thử chạy nhiều chiến dịch để nhắm vào các nhóm người dùng khác nhau nhằm xác định được nhóm nào là nhóm tương tác nhiều nhất với quảng cáo thay vì gộp tất cả những người bạn muốn hướng đến trong một chiến dịch.
Bạn cũng có thể nhắm mục tiêu các cá nhân theo từ khóa, chủ đề hoặc vị trí nơi bạn muốn quảng cáo video của mình xuất hiện.
Tiếp theo, dựa vào chiến lược đặt giá thầu bạn đã xác định, bạn sẽ đặt giá thầu cho chiến dịch của mình. Đặt giá thầu nghĩa là số tiền tối đa bạn có thể trả cho mỗi lượt quảng cáo hiển thị (CPM), mỗi lượt xem (CPV) … Ví dụ: bạn lựa chọn chiến lược giá thầu CPV và đặt giá thầu CPV tối đa = 500đ thì nếu ở thời điểm nào đó phí một lượt xem phải tra cao hơn 500đ thì quảng cáo sẽ không hiển thị.
Bạn chọn video quảng cáo mình đã tải lên. Bạn cũng có thể thêm các video có liên quan để xuất hiện bên dưới quảng cáo của mình. Bạn có thể chọn tối đa 5 video.
Bạn cũng sẽ chọn dạng quảng cáo youtube mà bạn muốn chạy (các dạng quảng cáo Vinalink đã giới thiệu ở trên).
Đến đây bạn đã hoàn thành việc tạo và chạy một chiến dịch quảng cáo Youtube mới. Google sẽ nhắc bạn nhập các thông tin thanh toán (nếu bạn chưa có) để có thể bắt đầu chạy quảng cáo của bạn.
Video hướng dẫn chi tiết:
Youtube Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến hiệu quả và phổ biến hiện nay, giúp bạn tăng khả năng nhận biết thương hiệu, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tối ưu ngân sách quảng cáo. Qua bài viết, Vinalink đã hướng dẫn bạn chi tiết 13 bước để chạy quảng cáo Youtube hiệu quả nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm bạn có thể liên hệ với Vinalink theo Hotline: 024.3972.6746 / 47 hoặc truy cập website: https://vinalink.com/. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!