CẨM NANG  Cẩm nang về Content Marketing

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện và tầm quan trọng trong marketing

19:04 | 19/10/2023
Quy trình tiếp thị của một doanh nghiệp trải qua rất nhiều bước. Trong đó, Storytelling đóng vai trò quan trọng xuyên suốt, từ quá trình xây dựng nhận thức thương hiệu, cho đến tác động vào quyết định mua hàng và cuối cùng là củng cố lòng trung thành. Ở bài viết hôm nay, Vinalink sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “Storytelling là gì” cũng như vai trò của nó trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

1. Tìm hiểu Storytelling

Trong kinh doanh hay cụ thể là marketing, chúng ta thường nghe nhắc đến cụm từ “Storytelling”. Vậy rốt cuộc Storytelling là gì? Đóng vai trò gì trong quá trình quảng bá thương hiệu? Tất cả sẽ được Vinalink giải đáp ngay dưới đây.

1.1 Storytelling là gì?

Storytelling là một quá trình được các nhà tiếp thị sản phẩm sử dụng để truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến với người tiêu dùng. Quá trình này sử dụng các câu chuyện, sự kiện có thật hoặc đôi khi có phần biến tấu để giải thích thông điệp một cách rõ ràng, cụ thể hơn.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển của storytelling trải qua 6 giai đoạn chính:

  • Kể chuyện bằng hình ảnh: Từ xa xưa, ông bà tổ tiên của chúng ta đã khắc lên các tấm bia đá hay mặt đất những hình thù, mô tả về các sự kiện xảy ra xung quanh cuộc sống của họ. Tuy nhiên quá trình này chỉ dừng ở mức độ kể chuyện chứ chưa hướng đến mục tiêu lan truyền, chia sẻ như ngày nay.
  • Kể chuyện bằng miệng: Các bài hát, thơ ca và câu chuyện thần thoại đều được truyền miệng cho đến tận ngày nay. Việc phát minh ra đài phát thanh vào năm 1895 đã thay đổi đáng kể cách kể chuyện bằng miệng. Giờ đây, giao tiếp bằng miệng không chỉ diễn ra giữa các cá nhân mà còn giữa người với người, bất kể khoảng cách địa lý.
storytelling là gì 1
Storytelling là cách doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện của họ đến với khách hàng
  • Chữ viết và sự phát minh ra giấy: Sự phát minh ra giấy của Trung Quốc đã tạo ra sự thay đổi to lớn trong cách kể chuyện. Năm 1150 sau Công nguyên, người phương Tây bắt đầu sử dụng giấy, từ đó tạo ra nhiều sách và tác phẩm nghệ thuật hơn. Giờ đây, mọi người có thể kết hợp văn bản và hình ảnh để kể chuyện và chia sẻ nó với người khác một cách dễ dàng. Kể chuyện bằng văn bản thực sự phát triển khi có sự kiện phát minh ra máy in của Johannes Gutenberg. Công nghệ in ấn cho phép tin tức và sách được truyền đi khắp châu Âu nhanh hơn nhiều so với trước đây.
  • Truyền hình: Cuối những năm 1800, anh em nhà Auguste và Louis Lumiere chế tạo ra máy ảnh và máy chiếu hình ảnh chuyển động đầu tiên có tên là Cinematograph. Hình ảnh động bây giờ là một phần quan trọng của phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh.

Ngày nay, storytelling đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiếp thị. Storytelling giúp doanh nghiệp truyền đạt một cách rõ ràng, nhất quán thông điệp về sản phẩm của mình, kích thích người nghe tò mò và tìm hiểu về nó, cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều người và thúc đẩy doanh số bán hàng.

1.3 So sánh Content Marketing và Storytelling

Tại hội thảo MBA Talk #8 được tổ chức bởi Viện ISB, khi được hỏi về sự khác nhau giữa hai thuật ngữ “Content Marketing” và “Storytelling”, chị Thanh Võ – Director of Fuel, Well-being, Biscuit Business of SEA, Mondelez International đã nói: “Content Marketing là câu chuyện, và Storytelling chính là phương tiện để kể câu chuyện đó.”

Content Marketing

Storytelling

  • Tập trung vào nội dung, quảng cáo, giới thiệu và giáo dục về chức năng cũng như lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp.
  • Content Marketing tập trung vào mục đích thay đổi hành vi mua hàng
  • Storytelling chỉ đơn thuần là kể câu chuyện về thương hiệu, có thể lồng ghép sản phẩm vào trong đó, hoặc không.
  • Storytelling tập trung vào việc tác động và khơi gợi cảm xúc của khách hàng.

2. Những lợi ích của Storytelling đem lại đối với doanh nghiệp

Storytelling là “con át chủ bài” của doanh nghiệp gì những lý do sau đây:

2.1 Xây dựng niềm tin và mối quan hệ với khách hàng

Mọi người thường mua hàng từ những thương hiệu quen thuộc mà họ tin tưởng. Để tạo được mối quan hệ này, bạn cần chia sẻ những câu chuyện để thể hiện cá tính và giá trị của doanh nghiệp, từ đó niềm tin sẽ hình thành và khách hàng bắt đầu yêu quý thương hiệu của bạn.

2.2 Phân biệt thương hiệu của bạn với thương hiệu khác

Xây dựng câu chuyện thương hiệu theo một cách độc đáo luôn mang lại hiệu quả. Storytelling làm nổi bật những điều khiến bạn khác biệt và những quyền lợi tốt hơn mà bạn đem lại so với những doanh nghiệp khác.

2.3 Tăng lòng trung thành và sự gắn kết

Các câu chuyện về thương hiệu đóng vai trò rất lớn trong việc kích thích cảm xúc của khán giả và khiến họ quan tâm đến thông điệp của bạn. Một câu chuyện ấn tượng, đánh trúng tâm lý khách hàng có thể giúp bạn tăng mức độ tương tác, tỷ lệ giữ chân và mức độ trung thành của người dùng.

storytelling là gì 2

Lòng trung thành là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp thành công

2.4 Thúc đẩy doanh số bán hàng và chuyển đổi

Một câu chuyện hay làm nổi bật sự độc đáo, khác biệt của doanh nghiệp giúp bạn tác động đến cảm xúc của khách hàng và thúc đẩy họ mua sản phẩm. Từ đó, storytelling gián tiếp giúp tăng doanh số bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi.

3. Các dạng Storytelling phổ biến hiện nay

Hiện nay có 4 dạng Storytelling phổ biến:

3.1 Brand Storytelling

Brand Storytelling là quá trình sử dụng các câu chuyện để truyền tải thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp, hướng đến giá trị giữa khách hàng và thương hiệu của bạn.
Nghiên cứu của nhà tâm lý học Jerome Bruner chỉ ra rằng nếu nội dung được truyền đạt bằng hình thức kể chuyện thay vì các thống kê số liệu, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ chúng chi tiết gấp 22 lần. 

Cốt lõi của brand storytelling là tác động và khơi gợi cảm xúc của người xem, từ đó thúc đẩy họ tin tưởng và lựa chọn thương hiệu.

3.2 Digital Storytelling

Digital Storytelling là một hình thức sản xuất các ấn phẩm kỹ thuật số ngắn gọn và chia sẻ câu chuyện của trực tuyến. Chẳng hạn như đăng một tấm hình lên Facebook, livestream chia sẻ trên Tiktok, Instagram,...

Hiện nay, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các trang mạng xã hội là cơ hội để Digital Storytelling phát triển, không chỉ để chia sẻ câu chuyện cá nhân mà còn thúc đẩy tương tác hai chiều giữa người nghe và người kể.

storytelling là gì 3

Nhiều blogger sẵn sàng chia sẻ cuộc sống hàng ngày lên mạng xã hội

3.3 Data Storytelling

Trong thời đại số, Data Storytelling là kỹ năng mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị để phù hợp với nhu cầu thị trường. Yêu cầu đối với Data Storytelling không chỉ đơn thuần là bạn hiểu các con số đó cho thấy điều gì. Ngoài ra, bạn phải rút ra được bài học và giải pháp từ những con số đó, rồi truyền đạt lại một cách trực quan và dễ hiểu nhất cho người khác.

3.4 Visual Storytelling

Visual Storytelling là việc sử dụng đồ họa, hình ảnh,và video để chia sẻ về câu chuyện doanh nghiệp của mình. Chỉ thông qua một hình ảnh biểu trưng duy nhất, Visual Storytelling thu hút người xem bằng cách nỗ lực thúc đẩy cảm xúc, từ đó chuyển đổi thành hành động.
Bên cạnh đó Visual Storytelling là một phương pháp thú vị, bởi chỉ một hình ảnh, đôi khi nhiều khách hàng sẽ có những liên tưởng và suy nghĩ khác nhau, từ đó tạo nên sự phong phú, đa dạng trong câu chuyện.

4. Nguyên tắc G-R-E-A-T khi viết Storytelling

storytelling là gì 4
Thành tựu nên được đưa vào Storytelling của doanh nghiệp đó

G-R-E-A-T là viết tắt của các từ tiếng Anh Glue, Reward, Emotion, Authentic, Target. Tuân thủ nguyên tắc này, bạn sẽ xây dựng được một câu chuyện thương hiệu toàn diện, đánh trúng mọi khía cạnh tâm lý tò mò của khách hàng.

  • Glue (Sự kết nối): Hãy viết nên một câu chuyện và ở đó có sự tương tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng của bạn. Không nên chỉ chăm chú vào kể chuyện thương hiệu, kể những thứ mà người đọc không muốn nghe, trong khi đối tượng mình hướng đến là khách hàng.
  • Reward (Thành tựu): Những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được chính là điểm cộng xây dựng niềm tin khách hàng. Chính vì vậy hãy khéo léo đưa nó vào trong câu chuyện mà bạn muốn kể, tránh sự khoe khoang, phô trương.
  • Emotion (Cảm xúc): Đừng chỉ viết những câu văn sáo rỗng, vô nghĩa. Bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu họ muốn nghe điều gì, kể chuyện bằng tất cả sự hiểu biết và gắn bó của bạn với doanh nghiệp.
  • Authentic (Tính xác thực): “Viết dài, viết dai, viết dại”. Hãy luôn kiểm tra những thông tin mà mình đem vào câu chuyện có chính xác hay không, có còn phù hợp với tình hình hiện tại không. Thông tin xác thực là yếu tố giúp khách hàng tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn.
  • Target (Đối tượng mục tiêu): Đừng quên rằng đối tượng mà bạn hướng đến và muốn tác động ở đây là khách hàng. Trước tiên, hãy hiểu họ, đề cập và kể chuyện hướng đến họ. Lúc đó, khách hàng sẽ nhìn thấy được tầm quan trọng và sự đề cao của các bạn đối với họ, từ đó yêu quý doanh nghiệp hơn.
>> Gợi ý:  Làm thế nào để viết content online hay thu hút triệu view?
 

5. Kinh nghiệm viết Storytelling hay, ấn tượng

storytelling là gì 8

Quay TVC là lựa chọn phổ biến hiện nay để doanh nghiệp kể câu chuyện của mình

Đảm bảo 4 yếu tố nên có: 4 yếu tố nên có trong một Storytelling ấn tượng là chủ đề, cốt truyện, cấu trúc, nhân vật.

  • Lựa chọn chủ đề phù hợp: Một số chủ đề chúng ta thường bắt gặp trong Storytelling của các doanh nghiệp là: Before - After: Trước và sau khi sử dụng sản phẩm, câu chuyện thành công, hoài niệm quá khứ từ sản phẩm,...
  • Chú ý các yếu tố thu hút: Bạn có thể thêm vào câu chuyện của mình các yếu tố mâu thuẫn, cao trào, kịch tính,... để thu hút người đọc nghe hết câu chuyện
  • Đặt mình vào vị trí khách hàng: Điều này giúp bạn hiểu khách hàng muốn gì, cần gì ở thương hiệu để đánh trúng vào điểm yếu tâm lý đó.
  • Rõ ràng và ngắn gọn: Storytelling chỉ là một thành phần nhỏ trong quy trình tiếp thị. Do đó hãy đảm bảo tính ngắn gọn để người đọc sẵn sàng ở lại đến cuối câu chuyện trước khi bước đến quy trình tiếp theo.
  • Đưa vào sự khác biệt: Storytelling phải đề cập được USP, điểm nổi trội chỉ có ở doanh nghiệp của bạn.
  • Phương thức truyền tải: Bạn có thể kể sáng tạo Storytelling bằng văn bản, hình ảnh hay TVC,... Bất kỳ phương thức nào bạn cảm thấy phù hợp với điều kiện và thị hiếu khách hàng mục tiêu, hãy sử dụng nó.
  • Tham gia các hội nhóm chuyên viết Storytelling: Tâm sự con sen, Biết thì thưa thốt, không biết thì đọc REVIEW, tâm sự nghề sales,...đều là những nhóm công khai trên Facebook có số lượng thành viên “khủng”. Tham gia vào các group này giúp bạn được tiếp xúc với nhiều những người có kinh nghiệm và tìm ra cảm hứng sáng tạo cho bản thân.

Trên đây là những chia sẻ của Vinalink về Storytelling cũng như một số kinh nghiệm viết Storytelling chuyên nghiệp, hấp dẫn. Hy vọng những kiến thức vừa rồi sẽ giúp bạn sáng tạo nên một câu chuyện thật ấn tượng và đầy cảm hứng cho doanh nghiệp của mình.

>> Đọc thêm:  Khóa học Content marketing từ A - Z cho người mới bắt đầu

Call Zalo Messenger