A/B testing là gì?
A/B testing là một phương pháp thử nghiệm được sử dụng để so sánh hai phiên bản A và B trong cùng một điều kiện và đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. A/B testing được sử dụng nhiều trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định chính xác nhất dựa trên những kết quả test.
A/B testing là một công cụ hữu ích để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch marketing và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Một số lợi ích của A/B testing là:
A/B testing cho phép doanh nghiệp thử nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút của website, như tiêu đề bài viết, hình ảnh, video … Bằng cách so sánh tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ thoát khỏi trang … của hai phiên bản, doanh nghiệp có thể xác định được phiên bản nào hiệu quả hơn, từ đó giúp tăng lượt truy cập website.
A/B testing giúp doanh nghiệp kiểm tra và cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng như nút mua hàng, giá, khuyến mãi, CTA, vị trí đặt anchor text … Từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra phiên bản tốt nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
A/B testing giúp doanh nghiệp phát hiện và khắc phục các nguyên nhân khiến khách hàng rời khỏi website như tốc độ tải trang, giao diện, nội dung, … Bằng cách so sánh tỷ lệ thoát khỏi trang của hai phiên bản, doanh nghiệp có thể xác định được phiên bản nào có thể giữ được khách hàng lâu hơn để áp dụng.
A/B testing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình thanh toán, như số lượng bước, thông tin yêu cầu, phương thức thanh toán, v.v. Bằng cách so sánh tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng của hai phiên bản, doanh nghiệp có thể xác định được phiên bản nào có thể giảm thiểu sự bất tiện và mất niềm tin của khách hàng.
Quy trình A/B Testing
Để tiến hành A/B testing một cách hiệu quả và chính xác, doanh nghiệp cần tuân theo một quy trình gồm 7 bước sau:
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu và câu hỏi cần trả lời của A/B testing. Ví dụ: Mục tiêu là tăng tỷ lệ chuyển đổi, câu hỏi là liệu việc thay đổi màu sắc của nút mua hàng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hay không?
Bước thứ hai là thu thập và phân tích dữ liệu hiện tại của website như lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát khỏi trang, … Đồng thời bạn cũng cần nghiên cứu hành vi của người dùng. Bước này giúp bạn hiểu được tình trạng hiện tại và nhận ra các yếu tố cần cải thiện.
Bước thứ ba là dựa trên dữ liệu và câu hỏi đã có, bạn đặt ra một giả thuyết về kết quả mong muốn của A/B testing. Ví dụ: Giả thuyết là việc thay đổi màu sắc của nút mua hàng từ xanh sang đỏ sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 10%, banner với hình ảnh thiết kế có logo thương hiệu sẽ có CTR cao hơn …
Bước thứ tư là xác định số lượng và đặc điểm của khách hàng sẽ tham gia vào A/B testing cũng như thời gian thực hiện test. Số lượng mẫu thử cần đủ lớn và thời gian test cần hợp lý để có thể thấy rõ được sự khác biệt của hai phiên bản.
Bước thứ năm là bạn tạo ra hai phiên bản để thử nghiệm, một phiên bản gốc (A) và một phiên bản thay đổi (B). Phiên bản B bạn sẽ sử dụng giả thuyết đã đặt ra và so sánh kết quả với phiên bản A.
Bước thứ sáu là thu thập và phân tích các dữ liệu thu được từ A/B testing. Nếu phiên bản B đem lại hiệu quả hơn phiên bản A và bản có thể sử dụng phiên bản B để thay thế. Ngược lại, nếu phiên bản B không tốt hơn hoặc tệ hơn phiên bản A thì bạn cần quay lại bước 3 và đặt ra một giả thuyết mới.
Bước cuối cùng là cung cấp kết quả của quá trình thử nghiệm A/B testing cho tất cả các bên liên quan như quản lý, bộ phận lập trình, bộ phận thiết kế UX/UI … Bước này giúp doanh nghiệp áp dụng những kết quả thu được từ A/B testing để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Cách đọc kết quả A/B testing
Sau khi có được kết quả của A/B testing, bạn cần biết cách đọc và hiểu kết quả đó để đưa ra quyết định phù hợp. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Cách đọc kết quả A/B testing đầu tiên và cơ bản nhất là kiểm tra các chỉ số mục tiêu, bằng cách so sánh các chỉ số mục tiêu của hai phiên bản, như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát khỏi trang, tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng, ... Nếu một phiên bản có các chỉ số mục tiêu cao hơn phiên bản kia, có nghĩa là phiên bản đó tốt hơn và nên được áp dụng.
Cách đọc kết quả A/B testing thứ hai bạn có thể áp dụng là so sánh tỷ lệ chuyển đổi của các phiên bản với nhau. Nếu phiên bản A có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn phiên bản B thì có nghĩa là phiên bản A có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn.
Cách đọc kết quả A/B testing cuối cùng là phân đoạn đối tượng để có thêm insight. Bạn có thể phân đoạn đối tượng tham gia vào A/B testing theo các tiêu chí khác nhau như độ tuổi, giới tính, địa lý, hành vi, ... Bằng cách này, doanh nghiệp có thể có được nhiều insight hơn về sở thích, nhu cầu, và hành vi của khách hàng, và từ đó có thể tùy biến và cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ, nội dung, thiết kế, … hay bất kỳ yếu tố nào khác cho từng phân đoạn đối tượng.
A/B testing là một phương pháp thử nghiệm hiệu quả được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là marketing. A/B testing giúp doanh nghiệp kiểm tra và cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng, từ đó giúp tăng lượt truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, và doanh thu. Hy vọng qua bài viết, Vinalink đã giúp bạn hiểu rõ A/B testing là gì, cách triển khai cũng như cách đọc kết quả A/B testing. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!