1. Brand name là gì?
Brand name là gì?
Brand name (tiếng Việt gọi là tên thương hiệu) tên gọi được nhà sản xuất, doanh nghiệp đặt cho sản phẩm, dịch vụ họ đang kinh doanh. Brand name có thể là một từ, một cụm từ, một ký hiệu, biểu tượng hay bất cứ đặc điểm nào được sử dụng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ này so với sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên thương hiệu có thể trùng với tên của doanh nghiệp, nhà sản xuất hoặc hẹp hơn chỉ là một nhãn sản phẩm các doanh nghiệp, nhà sản xuất đang kinh doanh. Ví dụ: Thương hiệu Cocacola kinh doanh nhiều sản phẩm với nhiều brand name khác nhau như: Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius, … và cũng có dòng sản phẩm Cocacola trùng với tên thương hiệu của doanh nghiệp.
2. Vai trò của Brand Name đối với doanh nghiệp
Brand name có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi nó đem lại nhiều lợi ích như:
- Tăng nhận diện thương hiệu: Brand name là một phần của nhận diện thương hiệu, bên cạnh logo, slogan, … giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
- Tăng hiệu quả truyền thông: Brand name giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp, giá trị và lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng hiệu quả hơn.
- Tạo sự khác biệt và gia tăng lợi thế cạnh tranh: Brand name giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh. Trong cùng một phân khúc thị trường, các yếu tố như sản phẩm, giá cả … giữa các đối thủ tương đương nhau thì khách hàng sẽ chú trọng đến brand name.
- Được pháp luật bảo hộ: Brand name là một công cụ pháp luật giúp bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp. Các đối thủ sẽ không được bắt chước hay tạo thương hiệu giống với thương hiệu của bạn.
3. Nguyên tắc đặt brand name hiệu quả
Để đặt được một brand name hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc sau:
3.1 Được bảo hộ
Brand name cần được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ, để tránh bị sao chép hoặc nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng xem brand name đã được đăng ký hay chưa, và nếu chưa thì nên đăng ký sớm nhất có thể.
3.2 Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm
Brand name thể hiện được ngành nghề hoặc sản phẩm
Brand name cần thể hiện được ngành nghề hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và liên tưởng đến sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty của doanh nghiệp. Ví dụ: Khi đặt brand name, bạn có thể thêm từ “milk” nếu bạn kinh doanh sữa (Vinamilk, TH True Milk), thêm từ “land” nếu bạn kinh doanh bất động sản (CENLand, NovaLand) …
3.3 Đơn giản, dễ nhớ
Brand name cần đơn giản, dễ nhớ và dễ phát âm. Điều này giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng đến brand name khi cần. Ví dụ: Pepsi, Coca Cola, Nike, Honda, Google, … là những brand name đơn giản, dễ nhớ.
3.4 Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Brand name cần thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này giúp khách hàng hiểu được tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Amazon là một brand name thể hiện giá trị cốt lõi của công ty là bán hàng trực tuyến với số lượng đa dạng, lớn như rừng Amazon.
3.5 Phù hợp thị trường và khách hàng mục tiêu
Brand name cần phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này giúp khách hàng cảm thấy gần gũi và hài lòng với brand name. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen và sở thích của khách hàng mục tiêu để đặt ra một brand name phù hợp. Ví dụ: KFC là một brand name phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu ở Mỹ, bởi vì nó là viết tắt của Kentucky Fried Chicken, tức gà rán Kentucky, một món ăn được nhiều người Mỹ yêu thích.
4. Những lưu ý cần biết khi đặt tên thương hiệu
Những lưu ý cần biết khi đặt tên thương hiệu
Ngoài những nguyên tắc trên, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những điều sau khi đặt tên thương hiệu:
- Sáng tạo: Brand name cần sáng tạo, độc đáo để tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng. Nếu brand name được đặt quá đơn giản thì bạn sẽ không có “câu chuyện thương hiệu” để kể, đồng thời bạn cũng không tạo được sự khác biệt so với đối thủ và khách hàng sẽ không “nhớ” đến bạn.
- Kiểm tra kỹ trước khi ra mắt: Brand name cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ra mắt, để tránh gây ra nhầm lẫn hay xung đột với các thương hiệu khác. Doanh nghiệp cần kiểm tra xem brand name có bị trùng lặp, vi phạm bản quyền, hay mang một hàm nghĩa nào khác mà có thể gây hiểu lầm cho khách hàng hay không. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh đa quốc gia cần lưu ý điều này, bởi sự khác biệt về ngôn ngữ có thể biến brand name của bạn rất có giá trị ở quốc gia này nhưng lại bị “tẩy chay” ở quốc gia khác.
- Thử nghiệm: Brand name cần được thử nghiệm trên thực tế để đánh giá hiệu quả và phản hồi của khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm như khảo sát, phỏng vấn, … để thu thập ý kiến và góp ý của khách hàng.
- Định hướng phạm vi phủ sóng của Brand name: Nếu bạn muốn kinh doanh trên thị trường quốc tế thì bạn nên đặt brand name bằng tiếng Anh, bởi tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến toàn cầu. Nếu bạn đặt brand name bằng ngôn ngữ ít phổ biến trên thế giới thì sẽ không được khách hàng nhớ tới, khi bạn muốn thay đổi brand name thì sẽ gặp nhiều vấn đề pháp lý, quảng bá thương hiệu …
Qua bài viết,
Vinalink đã giúp bạn đọc hiểu rõ
“brand name là gì”. Brand name là một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Brand name giúp doanh nghiệp tăng nhận diện, tăng hiệu quả truyền thông và tạo ra được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Để đặt được một brand name hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo những nguyên tắc như được bảo hộ, thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm, đơn giản, dễ nhớ, thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và phù hợp thị trường khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cũng cần thử nghiệm và kiểm tra kỹ lưỡng brand name trước khi ra mắt. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!