CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Đại sứ thương hiệu là gì? Tất tần tật bạn cần biết

20:15 | 26/03/2024
Nhằm tăng độ nổi tiếng cũng như sự phủ sóng của sản phẩm trên nhiều thị trường, các thương hiệu thường lựa chọn những người nổi tiếng làm đại sứ cho doanh nghiệp. Vậy đại sứ thương hiệu là gì? Họ có vai trò gì trong chiến lược phát triển của nhãn hàng? Cùng Vinalink tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đại sứ thương hiệu là gì?

Đại sứ thương hiệu, hay Brand Ambassador là những người được xem là gương mặt đại diện của thương hiệu về mặt hình ảnh, phát ngôn và truyền thông trong một giai đoạn nhất định hay một chiến dịch quảng bá truyền thông nào đó. Mục đích của việc sử dụng đại sứ thương hiệu là nhằm thu hút sự chú ý của toàn thể công chúng.

Đại sứ thương  hiệu thường sẽ là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng và phù hợp với các tiêu chí của nhãn hàng nhằm tạo sự kết nối, đưa hình ảnh của sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng. Sức hấp dẫn của đại diện thương hiệu càng lớn thì khả năng lan tỏa càng cao, đem đến những hiệu quả truyền thông đáng ngưỡng mộ.

Jisoo là đại sứ thương hiệu của nhãn hàng Dior
Jisoo là đại sứ thương hiệu của nhãn hàng Dior

2. Vai trò của một đại sứ thương hiệu

Đại sứ thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chính độ phủ sóng cũng như tầm ảnh hưởng của họ sẽ tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tạo niềm tin cho khách hàng

Niềm tin là yếu tố hàng đầu quyết định lựa chọn của khách hàng khi mua sản phẩm. Khách hàng của bạn sẽ chỉ tin tưởng những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng và độ uy tín cao. Do đó, đại sứ càng có độ phủ rộng rãi, lượng người theo dõi lớn sẽ càng khiến cho khách hàng tin tưởng hơn.

Cũng chính vì điều này mà mọi lời nói, hành động của đại sứ đều phải vô cùng cẩn trọng và được xét duyệt kỹ càng. Nếu có bất kỳ một sơ hở nào, họ sẽ ngay lập tức bị chỉ trích khiến cho lượng fan giảm sút, ảnh hưởng trầm trọng đến hình ảnh thương hiệu.

Phù hợp để kết nối

Mặc dù mức độ ảnh hưởng là yếu tố để tạo niềm tin với khách hàng, song đó chưa phải là lý do chính để thương hiệu lựa chọn một cá nhân làm đại sứ. Điều họ quan tâm hơn ở đây là sự phù hợp. Nhãn hàng phải xem xét và lựa chọn những người có mối liên quan mật thiết đến sản phẩm/dịch vụ của mình cũng như với khách hàng. Chính điều này sẽ tạo nên sự kết nối đồng điệu, giúp các chiến dịch quảng bá của họ hiệu quả và hấp dẫn hơn.

Comfort thông minh lựa chọn Pamyeuoi làm đại diện cho sản phẩm của mình
Comfort thông minh lựa chọn Pamyeuoi làm đại diện cho sản phẩm của mình


Thường khi xét tính phù hợp, thương hiệu sẽ chú ý đến các yếu tố sau:

  • Relevance (Sự liên kết): Sự tương đồng giữa đại sứ và hình ảnh, định vị của thương hiệu.
  • Personal image (Thương hiệu cá nhân): Phong cách, lối sống, lời nói, hình ảnh của đại sứ.
  • Follower (Cũng là đối tượng khách hàng của thương hiệu): Liệu người theo dõi của họ có quan tâm đến chủ đề, vấn đề mà sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp hay không?
  • Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Cảm xúc mà đại sứ đem đến cho khách hàng là tích cực hay tiêu cực.

Tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách hàng

Để trở thành một đại sứ uy tín, họ phải biết cách lôi kéo người theo dõi của mình quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm của nhãn hàng. Để làm được điều đó, các đại sứ phải là những người khéo léo, thường xuyên tương tác với người theo dõi và tạo ra các nội dung quảng bá hấp dẫn, độc đáo. Chính điều này vừa củng cố hình ảnh của họ, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng.

3. Công việc của đại sứ thương hiệu

Với vai trò là một đại sứ thương hiệu, họ cần đảm bảo thực hiện một số công việc nhằm quảng bá hình ảnh và sản phẩm của nhãn hàng như sau:

  • Đăng hình ảnh cùng những lời đánh giá về sản phẩm, dịch vụ mà mình làm đại sứ thương hiệu trên các kênh truyền thông để quảng bá.
  • Giải đáp, phản hồi và chia sẻ các thắc mắc về sản phẩm nếu khách hàng có nhu cầu.
  • Tham gia các buổi triển lãm, ra mắt hay quảng bá sản phẩm với vai trò là người đại diện.
  • Mở rộng mối quan hệ với các đối tác, củng cố mối quan hệ với khách hàng tiềm năng
  • Cùng với đội ngũ marketing quản lý hình ảnh cá nhân, bảo vệ thương hiệu mà mình làm đại sứ trước công chúng.
Salim quảng cáo sản phẩm mà cô ấy làm đại sứ
Salim quảng cáo sản phẩm mà cô ấy làm đại sứ

4. Những yêu cầu cần có để trở thành đại sứ thương hiệu

Sau những vai trò vừa kể trên, không biết các bạn đã biết các yêu cầu cần có của một đại sứ thương hiệu là gì chưa? Cùng Vinalink điểm qua một vài tiêu chí ngay sau đây nhé!

  • Sử dụng ngôn từ lưu loát: Những người biết cách ăn nói, khéo sử dụng ngôn từ sẽ truyền tải thông điệp của thương hiệu đến người dùng một cách chính xác và sâu sắc nhất. Bên cạnh đó cũng giảm thiểu rủi ro về phát ngôn trên mạng xã hội.
  • Độ nổi tiếng cao: Sở hữu độ nổi tiếng cũng như mức độ phủ sóng cao sẽ giúp đại sứ cũng như thương hiệu tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, tăng thị phần của mình.
  • Tạo được niềm tin với công chúng: Xây dựng lòng tin và duy trì được nó là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi điều này giúp củng cố hình ảnh cá nhân cũng như sự uy tín của thương hiệu mà đại sứ đang làm đại diện.
  • Có mối liên hệ với sản phẩm: Đại sứ phải có những nét tương đồng trong phong cách, định hướng với sản phẩm. Bên cạnh đó họ cũng đã từng sử dụng sản phẩm để có những cái nhìn khách quan và chính xác nhất.
  • Nhạy bén với các xu hướng: Những người đại diện cần nắm bắt nhanh chóng các xu hướng mới để sáng tạo nội dung phù hợp, thu hút nhiều người quan tâm.
Sơn Tùng là đại sứ của Bitis
Sơn Tùng là đại sứ của Bitis

5. Sự khác nhau giữa Đại sứ thương hiệu và Đại sứ toàn cầu

  • Đại sứ thương hiệu: Không yêu cầu khắt khe về mức độ phủ sóng. Họ là người có ảnh hưởng và tạo cảm hứng trong một cộng đồng nhất định, sử dụng mạng lưới mối quan hệ và các công cụ truyền thông để quảng bá cho thương hiệu mà họ làm đại diện. Họ thường xuất hiện trong các sự kiện, trình diễn sản phẩm hay tặng các sản phẩm mẫu.
  • Đại sứ toàn cầu: Họ là người có tầm ảnh hưởng toàn cầu với mức độ phủ sóng cao, đại diện cho những nhãn hiệu quốc tế hay các tập đoàn lớn. Đặc biệt yêu cầu về mức độ phù hợp với thương hiệu vô cùng khắt khe. Đại sứ toàn cầu có vị trí và chức vụ tổng quan lớn hơn so với đại sứ thương hiệu.

Vừa rồi là những chia sẻ của Vinalink để trả lời cho câu hỏi đại sứ toàn cầu là gì, đại sứ thương hiệu là gì, đâu là những điểm khác nhau giữa những chức danh này. Hy vọng qua những phân tích trên, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định thông minh khi lựa chọn đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Call Zalo Messenger