CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Ecommerce SEO: Hướng dẫn cách tăng hạng website bán hàng 2023

19:37 | 31/10/2023

Thương mại điện tử phát triển không những thúc đẩy nhu cầu mua sắm online tăng cao mà còn kéo theo là sự cạnh tranh khốc liệt giữa những người bán. Để trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến này, Ecommerce SEO là công cụ không thể thiếu. Tại sao lại như vậy và làm sao để tối ưu công cụ Ecommerce SEO cho việc kinh doanh của bạn thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả. 

Vì sao cần làm Ecommerce SEO?

Ecommerce SEO là một công cụ hoàn toàn miễn phí giúp trang web bán hàng của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn hay còn được biết là công cụ tối ưu hóa việc tìm kiếm dành cho các gian hàng trực tuyến. 

Dễ hiểu hơn, khi khách hàng tiềm năng của bạn thao tác tìm kiếm sản phẩm bất kì trên Google, Bing,... thì công cụ Ecommerce SEO sẽ giúp gian hàng của bạn xuất hiện ở hàng “top” dễ dàng nhìn thấy nhất. Ngoài ra Ecommerce SEO còn giúp:

  • Tối ưu chi phí: ngoài khoản chi để xây dựng chuỗi bài viết cho gian hàng thì chi phí quảng cáo là việc bạn không phải lo ngại vì nó hoàn toàn miễn phí.
  • Hiệu quả dài hạn: khác với chiến dịch “mạng xã hội”, các hoạt động SEO ít cần làm mới nội dung thường xuyên nhưng vẫn mang lại hiệu quả về nhận diện, đặc biệt là với kinh doanh trên sàn thương mại.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: với một vị trí xếp hạng cao, trang sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng được khách hàng tiềm năng “để mắt” và click chuột, từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho gian hàng.
Tận dụng Ecommerce SEO để mở rộng phạm vi khách hàng

 

Theo báo cáo năm 2020 của Wolfgang Digital (1), 33% lượng truy cập trên các trang thương mại điện tử đến từ công cụ miễn phí như SEO. Qua đó có thể thấy, Ecommerce SEO là một công cụ đáng đầu tư đối với các nhà kinh doanh trực tuyến.

Hướng dẫn cách tăng thứ hạng website bán hàng 2023

Chắc hẳn đối với nhà kinh doanh nói chung và những người bán mới nói riêng, việc tăng thứ hạng gian hàng trên nền tảng như Google, Bing,.. không phải là chuyện dễ dàng. Sau đây Vinalink sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết cách ứng dụng Ecommerce SEO để tăng thứ hạng website bán hàng:

Nghiên cứu từ khóa

Việc nghiên cứu từ khóa là yếu tố quan trọng nhất để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Giải thích dễ hiểu hơn, nghiên cứu từ khóa sẽ cho bạn biết được với một sản phẩm khách hàng của bạn dùng những từ khóa gì để tìm kiếm, từ đó giúp bạn tối ưu hiệu quả hoạt động trong công cụ Ecommerce SEO. 

Dưới đây là 3 công cụ nghiên cứu từ khóa hoàn toàn miễn phí:

  • Semrush: ngoài khả năng nghiên cứu từ khóa công cụ này còn có thể phân tích từ khóa từ các đối thủ, tuy nhiên Semrush vẫn chưa hỗ trợ tiếng việt.
  • Google Keyword Planner: là công cụ nghiên cứu đến từ “ông lớn” Google nên ưu điểm lớn nhất có thể nói là kết quả từ khóa đều được lấy từ lịch sử truy cập của Google. Hơn hết, giao diện sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần đăng nhập gmail là có thể dùng ngay. 
  • Google Trends: công cụ này hỗ trợ cập nhật các nhóm từ khóa xu hướng về chủ đề bạn muốn, tuy nhiên vì mang tính “xu hướng” nên từ khóa được gợi ý sẽ không quá bám sát vào chủ đề đã chọn. 
Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa vô cùng dễ dàng

 

Các công cụ trên sẽ phân tích chi tiết cho bạn những từ khóa đang được dùng nhiều nhất trong tháng và đã có bao nhiêu lượt tìm kiếm cho nó. Để chọn từ khóa chính cho bài viết không nhất thiết bạn phải chọn những từ khóa xếp “top đầu” vì mức độ cạnh tranh càng thấp thì đổi lại bạn sẽ dễ dàng “on top” hơn. Thay vào đó bạn có thể quan tâm tới các từ khóa có trên 20 lượt tìm kiếm mỗi tháng.

Tối ưu hóa tiêu đề meta và các thẻ H2, H3, H4

Có thể sẽ hơi lạ lẫm với các newbie, nhưng đối với các bài viết Ecommerce SEO, tiêu đề meta và thẻ heading càng được tối ưu thì website bán hàng của bạn cũng sẽ dễ dàng tăng hạng.

Với các tiêu đề meta nên tuân theo nguyên tắc KISS (Keep It Short and Simple), độ dài lý tưởng cho một tiêu đề khoảng 65-70 ký tự trong đó có chứa từ khóa chính. 

Ở các thẻ heading H2, H3, H4 bạn có thể tối ưu hơn bằng cách thêm vào từ khóa phụ một cách tự nhiên nhất. Những lỗi mà newbie thường mắc phải phải nói đến là đặt tiêu đề heading quá dài và thiếu nhất quán khi đánh thẻ heading làm cho cấu trúc bài trở nên lộn xộn, không rõ ràng. 

Tạo và tối ưu hóa mô tả sản phẩm và danh mục

Bắt đầu với việc xây dựng mô tả sản phẩm tối ưu, Vinalink mời bạn tham khảo cấu trúc dàn ý sau đây:

  • Mô tả chung về sản phẩm: phân loại sản phẩm, tên thương hiệu, chất liệu,...
  • Mô tả tính năng, công dụng nổi trội của sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo hành, đổi trả, vận chuyển
  • Chính sách cam kết

Mô tả sản phẩm ngắn gọn, đầy đủ thông tin sẽ giúp trải nghiệm khách hàng của bạn tốt hơn, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng mang lại hiệu quả tương tự bởi khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm có cùng phân loại thay vì phải lướt tìm trong “hàng tá” sản phẩm trong gian hàng.

Tuy nhiên, để danh mục sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất vẫn phải tuân theo quy tắc “đơn giản là trên hết”. Ví dụ, bạn muốn phân loại các sản phẩm dụng cụ học tập:

  • Nên: “giấy note”
  • Không nên: “giấy note hình thú dễ thương cho học sinh”

Sửa đổi và chuyển hướng URL

Tối ưu hình ảnh tải lên

Theo báo cáo của Salsify , 73% khách hàng cần xem ít nhất 3 hình ảnh sản phẩm trước khi quyết định click mua hàng. Vậy để tối ưu hình ảnh đăng tải bạn cần: 

  • Định dạng ảnh phù hợp: để hình ảnh của bạn không bị ảnh hưởng khi đăng tải bạn nên chọn định dạng JPEG/ JPG.
  • Dung lượng ảnh không quá lớn: cần đảm bảo dung lượng ảnh từ khoảng 70 KB - 200 KB.
  • Sử dụng tính năng tải ảnh chậm: là tính năng chỉ tải hình ảnh khi khách hàng lướt đến điều này giúp tiết kiệm tài nguyên website rất hiệu quả và cũng hạn chế việc bóp méo ảnh khi quá tải.
Hình ảnh sản phẩm chất lượng giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

 

Thực hiện các công việc SEO kỹ thuật

Một kỹ thuật SEO ít nhà bán hàng nào chú ý nhưng lại là tiền thân cho việc tăng hạng website là URL. Thông thường, các nhà bán hàng chỉ tập trung chỉn chu nội dung cho sản phẩm mà không để ý rằng URL trang sản phẩm của họ đang là một dãy ký tự vô nghĩa, điều này gây mất điểm SEO đối với nền tảng. 

Thay vào đó, bạn có thể thử cấu trúc URL rõ ràng hơn ví dụ như: dodunghoctap.com/but-may-cho-hoc-sinh

Thêm nội dung và tối ưu SEO thương mại điện tử

Để tối ưu hóa công cụ Ecommerce SEO, bạn nên thêm những thông tin như lượt bán, giá cả, xếp hạng đánh giá của sản phẩm như dưới đây:

Thêm nội dung và tối ưu SEO thương mại điện tử


Điều này không những giúp tăng hạng cho website trên nền tảng mà còn giúp thu hút khách hàng nhấp vào sản phẩm của bạn trước loạt kết quả trả về của Google.

Tối ưu trải nghiệm với khách hàng truy cập trên điện thoại di động và các nền tảng

Nếu bạn đang bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,... thì vấn đề này không còn quá đáng ngại vì các sàn đã tối ưu giao diện vô cùng thân thiện và tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

Nhưng nếu bạn đang sở hữu một website bán hàng thì bạn cần quan tâm tới “Mobile Friendly Test”, công cụ này hỗ trợ đánh giá tính thân thiện với thiết bị di động của website và đưa ra lý do cụ thể để bạn dễ dàng điều chỉnh giao diện tối ưu hơn. 

Đối với giao diện website trên máy tính thì có phần “dễ thở” hơn cho nhà bán hàng online vì đã được thiết kế mặc định cho máy tính ít xảy ra lỗi tuy nhiên qua nhiều năm giao diện sẽ bị lỗi thời. Điều này cũng có thể gây hiểu lầm cho khách hàng về chất lượng sản phẩm của bạn, vì thế hãy thường xuyên thiết kế lại giao diện để tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Hãy bật chia sẻ trên các mạng xã hội

Quả thật, các website bán hàng mới thường khá khó khăn trong việc cạnh tranh thứ hạng với những website đã tồn tại lâu năm do độ uy tín còn ít. Tuy nhiên, nhà bán hàng có thể tận dụng mạng xã hội để cải thiện điều này. Một phương pháp quen thuộc có lẽ bạn đã từng thấy qua đó là backlink. Backlink trên mạng xã hội có 2 dạng phổ biến là backlink bài đăng và backlink trên comment. 

Tối ưu trải nghiệm với khách hàng truy cập trên điện thoại di động và các nền tảng

Bạn có thể đăng tải một bài đánh giá sản phẩm đi kèm link website. Tuy nhiên thông thường ở một vài mạng xã hội, các bài viết chèn thẳng link vào sẽ dễ bị “flop” nên hãy “lách luật” bằng cách để lại link ở phần comment của bài viết. Tương tự vậy, bạn cũng có thể vào các hội nhóm lớn và để lại link ở những bài đăng có tương tác cao. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về Ecommerce SEO mà Vinalink tổng hợp nhằm giúp website bán hàng của bạn tăng thứ hạng trên nền tảng như Google và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho gian hàng. Hi vọng bài viết này có thể giúp việc kinh doanh online của bạn hiệu quả và bền vững hơn. Chúc bạn thành công. 

Call Zalo Messenger