Data khách hàng tiềm năng chính là tài sản của doanh nghiệp. Một chiến dịch email marketing chỉ có thể thành công nếu những thông điệp của doanh nghiệp đến đúng đối tượng khách hàng.
Để thu được data chất lượng thì khách hàng phải biết về doanh nghiệp của bạn hoặc mục tiêu họ chấp nhận kết nối với doanh nghiệp để làm gì? có lợi ích gì?
* Cách để có data khách hàng chất lượng:
Triển khai chiến dịch phễu thu data:
- Tặng quà, minigame, tặng thông tin hữu ích: bí quyết, ebook, khóa học…
- Các hoạt động này được triển khai trên landing page, các trang mạng xã hội, website...có gắn form cho khách nhập thông tin của họ hoặc inbox để lấy trực tiếp.
- Nếu bạn có sẵn một danh sách khách hàng do dùng tool quét hoặc mua từ các đối tác thì cũng cần thông qua chiến dịch phễu trên để lọc những khách hàng phù hợp. Ví dụ: gửi 1 email hàng loạt tới tất cả danh sách đó nói về việc mình có món quà muốn tặng, và xin lỗi đã làm phiền với những người không có nhu cầu nhận quà đó.
Tuyệt đối tránh gửi thông tin tiếp thị hàng loạt mà không quan tâm họ có nhu cầu hay không. Việc spam này sẽ gây ác cảm cho khách hàng về bạn và cũng bị đơn vị server mail cho bạn vào danh sách đen.
+ Email chăm sóc khách hàng: thường là các chuỗi email gửi thông tin hữu ích mà khách hàng đó đã đăng ký nhận từ trước: kiến thức, bài học…
+ Email bán hàng: giới thiệu trực diện về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng đang có nhu cầu.
+ Email Giao dịch: ví dụ báo giá, hợp đồng, xác nhận đặt hàng
+ Tùy theo mục tiêu của chiến dịch, chúng ta sẽ setup các email theo một hệ thống sơ đồ cụ thể. Sơ đồ này được thiết kế dựa vào quy trình bán hàng, quy trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
Với những phần mềm email marketing chuyên nghiệp sẽ giúp chúng ta thiết kế được những chiến dịch email rẽ nhánh rất tinh vi, bám sát tâm lý, hành vi khách hàng, giúp ta đạt được hiệu quả cao.
Sau khi chạy mỗi chiến dịch email, bạn hãy xem các số liệu báo cáo, phân tích để đánh giá hiệu quả ở từng chặng.
Thông thường các phần mềm email marketing sẽ giúp ta theo dõi được:
+Tỷ lệ, số người nhận được email, tỷ lệ bị chặn.
+Tỷ lệ, số người mở email
+Tỷ lệ, số người click vào liên kết trong email
+Tỷ lệ, số lượng khách hàng phản hồi sau khi nhận email
+ Tỷ lệ, số lượng chuyển đổi mua hàng
Thông qua những số liệu thu thập được sẽ giúp ta đánh giá những khâu nào tốt, khâu nào chưa tốt để điều chỉnh.
Có thể thay điều chỉnh nội dung email. Có thể là thay đổi các điểm rẽ nhánh trong sơ đồ đường đi của email...
Với những chiến dịch email marketing thành công, ta có thể lấy để nhân bản cho các chiến dịch khác và điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy giúp tiết kiệm công sức khá nhiều lại đã có kiểm chứng về tính hiệu quả của chiến dịch.
Email marketing phải được setup trên nền tảng các phần mềm email.
Tùy theo quy mô và mục tiêu sử dụng của doanh nghiệp, chúng ta có thể lựa chọn sử dụng các phần mềm từ miễn phí đến có phí.
Phần mềm càng nhiều tính năng và hiệu quả thì phí lại càng cao.
Sau đây, là các phần mềm mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn:
Là phần mềm email marketing khá quen thuộc với nhiều người, hướng tới tiêu chí đơn giản, thuận tiện.
Ưu điểm:
Mailchimp tích hợp được với nhiều nền tảng như: WordPress, Twitter, Facebook, Google Analytics, Magento, …
Mailchimp có những tính năng khá nền cơ bản của 1 hệ thống email marketing tự động, như:
Một ưu điểm mạnh khiến Mailchimp được nhiều người sử dụng là nó cho miễn phí với những tài khoản có data dưới 2000 contact. Vì vậy những đơn vị có lượng khách hàng nhỏ thì đây thực sự là một phần mềm rất phù hợp.
Nhược điểm:
- Mailchimp không thực sự mạnh về tính năng tự động hóa tiếp thị.
- Không gửi được nhiều nhóm danh sách liên hệ cùng một lúc
Chi phí:
Với những doanh nghiệp lớn có lượng data trên 2000 contact thì có thể mua Mailchimp với mức giá từ 9 - 299 $/tháng
GetResponse là phần mềm khá uy tín, xuất hiện từ năm 1998, đến nay đã có hơn 350.000 tài khoản đang sử dụng.
Ưu điểm:
- Giao diện và hệ thống các template email đẹp là một ưu điểm nổi bật của GetResponse. Bạn sẽ dễ dàng tạo ra những email rất chuyên nghiệp và đẹp mắt.
- GetResponse cho dùng 30 ngày miễn phí với đầy đủ tính năng trước khi bạn quyết định mua.
- Thêm contact khách hàng dễ dàng: có thể nhập từng contact hoặc import từ file hoặc từ nền tảng email khác.
- Tạo form -opt in rất dễ dàng và đẹp mắt để nhúng vào vào các landing page hoặc web
- Tính năng RSS-To-Email cho phép bạn gửi ngay bài viết mà bạn vừa đăng trên web hay blog cho một nhóm khách hàng phù hợp.
- Tỉ lệ gửi thư thành công cao (99,5%).
- Tạo email tự động (GetResponse Autoresponder) không giới hạn về chiến dịch, số lượng contact và thông điệp
- Tự động hóa chăm sóc khách hàng theo kịch bản rất mạnh.
- Các tính năng theo dõi và báo cáo thống kê đầy đủ và rõ ràng, tích hợp được với các công cụ phân tích như Google Analytic, Click-through...
- GetResponse có tích hợp cả bộ lọc chống thư rác
- Có App đi kèm, rất tiện sử dụng.
Nhược điểm:
Chi phí:
Chi phí tính trên danh sách 1000 khách hàng như trong hình dưới:
Aweber cũng là một phần mềm email marketing có tiếng và xuất hiện sớm như GetResponse và không ngừng cải tiến để theo kịp thời đại.
Ưu điểm:
- Trình tạo chiến dịch tự động rất đơn giản, để sử dụng. Bạn chỉ cần kéo vào một trong ba hành động có sẵn: send a message (gửi một tin nhắn), wait (chờ), apply tag (gắn thẻ)) từ bảng bên trái:
Nhược điểm:
Chi phí:
Khi số lượng đăng ký lớn hơn 500 contact thì giá là 16.15$/tháng nếu mua cả năm (~370.000 đ/tháng).
Keap là đỉnh cao của sức mạnh tự động hóa cho toàn bộ quy trình kinh doanh, trong đó hệ thống email marketing của nó chứa đựng cả một chiến lược đốn gục khách hàng.
Ưu điểm:
- Keap giúp tự động hóa không chỉ hệ thống email marketing mà là toàn bộ quy trình marketing và bán hàng của doanh nghiệp với chỉ 1 người vận hành.
- Keap lọc được những khách hàng chất lượng và chăm sóc đến tận chân tơ, kẽ tóc.
- Keap tạo ra chuỗi email chăm sóc khách hàng tự động theo những kịch bản tinh vi và phức tạp.
- Khả năng tích hợp với các bên thứ 3 mạnh mẽ.
- Giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đến kinh ngạc.
Nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất là chi phí rất lớn,
- Keap có vô cùng nhiều tính năng và đòi hỏi tư duy chiến lược nên khá khó trong việc sử dụng. Người vận hành cần phải được đào tạo mất cả tháng để có thể khai thác được hết các tính năng.
Chi phí:
Đề setup hệ thống ban đầu sẽ mất khoảng 2000$, sau đó chi phí hàng tháng từ 199$- 599%.
Việc xây dựng một hệ thống email marketing chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động dù thị trường online có biến động. Với những hướng dẫn trên đây, bạn đã nắm được lộ trình để xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ thống email marketing tự động như một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Chúc bạn thành công!