Logo
CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Phản hồi của khách hàng là gì? Thu thập và xử lý phản hồi hiệu quả

13:49 | 19/04/2024
Phản hồi của khách hàng là những đánh giá, ý kiến và trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn. Vậy làm thế nào để thu thập phản hồi khách hàng một cách hiệu quả nhất? Thân mời bạn cùng Vinalink Media tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.

1. Phản hồi của khách hàng là gì?

Phản hồi của khách hàng là những ý kiến, đánh giá mà khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp về trải nghiệm của họ đối với sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Đây cũng có thể là phản hồi tích cực hoặc tiêu cực nhưng nhìn chung những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà mình cung cấp.

Phản hồi của khách hàng là gì

2. Phân loại phản hồi khách hàng

Có thể nói phản hồi khách hàng chính là bản đồ dẫn đường giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về những trải nghiệm và mong muốn của khách hàng. Theo những thông tin mà Vinalink Agency đã tìm hiểu và thu thập phản hồi khách hàng sẽ được phân thành ba loại chính như sau:

2.1 Phản hồi về sản рhẩm và độ uy tín củа thương hiệu

Mỗi lời phản hồi về sản phẩm hay dịch vụ là một góc nhìn quý báu, giúp thương hiệu nhìn nhận và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình. Khách hàng có thể khen ngợi sản phẩm, đề xuất cải tiến hoặc phàn nàn về vấn đề gặp phải, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm và thương hiệu.

Phân loại phản hồi khách hàng Phản hồi về sản рhẩm và độ uy tín củа thương hiệu

2.2 Phản hồi mức độ hài lòng củа khách hàng

Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng là bước không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì một mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và thương hiệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khảo sát, đánh giá trực tuyến hoặc đơn giản là theo dõi tương tác trên mạng xã hội để thu thập thông tin về mức độ hài lòng. Phản hồi tích cực cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng, còn phản hồi tiêu cực là cơ hội để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

​​Phân loại phản hồi khách hàng Phản hồi mức độ hài lòng củа khách hàng

2.3 Phản hồi về mức độ trung thành với thương hiệu

Mức độ trung thành với thương hiệu không chỉ phản ánh qua số lần mua hàng, mà còn qua cách khách hàng sẵn lòng chia sẻ về thương hiệu với bạn bè và gia đình của họ. Theo đó, khách hàng trung thành thường xuyên mua hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác và có khả năng quay lại trong tương lai. Doanh nghiệp có thể phân tích hành vi mua sắm và dựa trên thông tin này để xây dựng các chiến lược củng cố lòng tin và khuyến khích khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Phân loại phản hồi khách hàng Phản hồi về mức độ trung thành với thương hiệu

3. Lý do doanh nghiệp cần phản hồi của khách hàng

Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, công ty cần phải liên tục cải thiện và đổi mới chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải thu thập càng nhiều phản hồi của khách hàng càng tốt. Dưới đây là một số lý do mà Vinalink Agency đã tim hiểu và tổng hợp được:

3.1 Giúp cải thiện sản phẩm dịch vụ

Phản hồi khách hàng giúp doanh nghiệp nhìn nhận và điều chỉnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách tốt hơn. Khách hàng có thể chỉ ra những hạn chế, đề xuất tính năng mới hoặc chia sẻ trải nghiệm thực tế, giúp doanh nghiệp xác định hướng cải tiến phù hợp. Ví dụ, nếu nhiều khách hàng phàn nàn về giao diện website khó sử dụng, doanh nghiệp có thể tiến hành thiết kế lại để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Lý do doanh nghiệp cần phản hồi của khách hàng 1

3.2 Đo lường sự hài lòng của khách hàng

Phản hồi của khách hàng là dụng cụ đo lường hiệu quả để đánh giá mức độ hài lòng với sản phẩm/dịch vụ. Thông qua phản hồi, doanh nghiệp có thể đo lường mức độ hài lòng của khách hàng một cách chính xác nhất. Ví dụ, qua một cuộc khảo sát, doanh nghiệp nhận ra rằng khách hàng cảm thấy hài lòng với thời gian phản hồi nhanh chóng của đội ngũ hỗ trợ, điều này khích lệ doanh nghiệp tiếp tục duy trì và cải thiện dịch vụ này.

Lý do doanh nghiệp cần phản hồi của khách hàng 2

3.3 Giữ chân khách hàng

Những thông tin, nhận định của khách hàng giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định quay lại của họ. Bằng cách lắng nghe và hành động dựa trên phản hồi, sẽ giúp khách hàng thấy được ý kiến của họ được trân trọng và áp dụng. Ví dụ, nếu khách hàng phàn nàn về chính sách đổi trả sản phẩm phức tạp, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa quy trình để nâng cao sự hài lòng và khuyến khích họ mua hàng trở lại.

Lý do doanh nghiệp cần phản hồi của khách hàng 3

3.4 Là nguồn thông tin đáng tin cậy cho khách hàng khác

Những  lời nhận xét từ khách hàng cũ đặc biệt là những đánh giá tích cực, có thể xây dựng lòng tin cho khách hàng tiềm năng. Phần lớn các kách hàng tiềm năng thường tham khảo ý kiến của những người đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, phản hồi tích cực từ những khách hàng hiện tại đóng vai trò như một nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp khách hàng mới an tâm lựa chọn thương hiệu của bạn.

3.5 Cung cấp dữ liệu giúp đưa ra quyết định kinh doanh

Có thể nói phản hồi của khách hàng không chỉ là những lời khen chê, mà còn là dữ liệu có giá trị giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. Bằng cách phân tích các phản hồi, doanh nghiệp có thể xác định các xu hướng, nhu cầu mới của thị trường và cải tiến chiến lược marketing, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới phù hợp hơn với thị hiếu của khách hàng. 

phản hồi khách hàng Cung cấp dữ liệu giúp đưa ra quyết định kinh doanh

4. Hướng dẫn thu thậр phản hồi khách hàng

Thu thập phản hồi của khách hàng là một bước quan trọng trong việc cải thiện sản phẩm/dịch vụ và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Dưới đây là một số cách để thu thập phản hồi nhanh chóng và hiệu quả:

4.1 Xây dựng đa kênh, thu thập phản hồi của khách hàng nhanh chóng

Để thu thập phản hồi nhanh chóng, việc xây dựng hệ thống đa kênh là không thể thiếu. Từ mạng xã hội, trang web, email, đến cuộc gọi trực tiếp ... mỗi kênh đều mở ra một cánh cửa để khách hàng dễ dàng chia sẻ ý kiến của mình. Ví dụ, bạn có thể triển khai khảo sát qua email sau mỗi giao dịch, điều này sẽ giúp bạn cải thiện dịch vụ khách hàng một cách nhanh chóng.

Xây dựng đa kênh, thu thập phản hồi của khách hàng nhanh chóng

4.2 Gửi email tăng phản hồi của khách hàng

Email là một trong những kênh truyền thông hiệu quả. Việc gửi email thường xuyên có thể giúp bạn thu thập các phản hồi chi tiết từ khách hàng. Dưới đây là một số mẹo để tăng tỷ lệ phản hồi:

  • Personalize email: Bắt đầu email bằng tên khách hàng và đề cập đến trải nghiệm gần đây của họ.
  • Đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu và cho phép khách hàng trả lời bằng nhiều cách, chẳng hạn như đánh giá theo thang điểm, lựa chọn đáp án có sẵn hoặc trả lời theo văn bản.
  • Kết thúc email bằng lời cảm ơn vì thời gian của khách hàng và cung cấp cách thức liên hệ để giải quyết các vấn đề.
Gửi email tăng phản hồi của khách hàng

4.3 Đẩy mạnh các trang web đánh giá trực tuyến

Các trang web đánh giá trực tuyến là nơi khách hàng có thể chia sẻ ý kiến về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với cộng đồng. Doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên các trang web uy tín như Google Reviews, Facebook Reviews,... Bằng cách theo dõi và phản hồi các đánh giá trên các trang web này, doanh nghiệp có thể xử lý các vấn đề kịp thời, xây dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng và nâng cao uy tín thương hiệu.

Đẩy mạnh các trang web đánh giá trực tuyến

4.4 Phản hồi khách hàng qua tin nhắn SMS

Tin nhắn SMS là một kênh liên lạc trực tiếp và tiện lợi để thu thập phản hồi của khách hàng. Doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn SMS ngắn sau khi khách hàng hoàn tất giao dịch, yêu cầu họ đánh giá trải nghiệm bằng cách trả lời tin nhắn với một số điểm nhất định (ví dụ: từ 1 đến 5 sao) hoặc chọn các câu trả lời có sẵn. Phương pháp này nhanh chóng, dễ dàng và có thể tăng tỷ lệ phản hồi từ khách hàng.

4.5 Theo dõi phản hồi khách hàng qua nhóm cộng đồng và diễn đàn thảo luận

Nhiều khách hàng tham gia các nhóm cộng đồng hoặc diễn đàn thảo luận trực tuyến để chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm về các sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp có thể theo dõi các cuộc thảo luận liên quan đến thương hiệu và tham gia phản hồi một cách kịp thời, chuyên nghiệp.

Theo dõi phản hồi khách hàng qua nhóm cộng đồng và diễn đàn thảo luận

5. Cách xử lý phản hồi của khách hàng hiệu quả, nhanh chóng

Bên cạnh những phản hồi tích cực chắc chắn sẽ đôi lúc doanh nghiệp của bạn nhận được những lỡi góp ý không như mong muốn. Vậy là thế nào để xử lý phản hồi của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng? Dưới đây là một số lời khuyên hay dành cho bạn.

5.1 Xử lý nhanh chóng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xử lý phản hồi của khách hàng là tốc độ phản hồi. Khách hàng sẽ cảm thấy được trân trọng khi thấy rằng phản hồi của họ được xử lý nhanh chóng. Do vậy, doanh nghiệp nên thiết lập quy trình xử lý phản hồi rõ ràng và chỉ định người phụ trách để giải quyết các thắc mắc kịp thời, tránh trì hoãn.

5.2 Công khai quản lý các khiếu nại phản hồi của khách hàng

Theo đó, khi nhận được phản hồi tiêu cực, doanh nghiệp nên công khai thừa nhận vấn đề và đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng.  Tốt hơn hết doanh nghiệp nên đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ công chúng để xử lý các tình huống không hay phát sinh.

Công khai quản lý các khiếu nại phản hồi của khách hàng

5.3 Đồng cảm với khách hàng

Bất kể phản hồi là tích cực hay tiêu cực, điều quan trọng là doanh nghiệp cần thể hiện sự đồng cảm với khách hàng. Lắng nghe những chia sẻ của họ, xác nhận những khó khăn gặp phải và chỉ ra các giải pháp để khắc phục vấn đề. Thái độ tích cực và lời xin lỗi chân thành có thể giảm bớt sự tức giận của khách hàng và cải thiện mối quan hệ với doanh nghiệp.

thể hiện sự Đồng cảm với khách hàng khi nhận phản hồi

5.4 Nói lời xin lỗi và bồi thường nếu cần

Khi gặp phản hồi tiêu cực, việc đầu tiên và quan trọng nhất là nói lời xin lỗi chân thành. Lời xin lỗi thể hiện sự chân thành và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những thiếu sót đã xảy ra. Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, doanh nghiệp có thể cần cung cấp các hình thức bồi thường (bồi thường) hợp lý, chẳng hạn như giảm giá, đổi trả sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nói lời xin lỗi và bồi thường nếu cần khi có phản hồi tiêu cực

5.5 Đưa ra hướng giải pháp cụ thể

Sau khi xin lỗi, bước tiếp theo là đề xuất một hướng giải pháp cụ thể cho vấn đề. Khách hàng muốn thấy rằng bạn không chỉ lắng nghe mà còn hành động để giải quyết vấn đề một cách cụ thể. Điều này cũng thể hiện sự nghiêm túc của doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Đưa ra hướng giải pháp cụ thể cho phản hồi khách hàng

5.6 Rút kinh nghiệm và cảm ơn khách hàng

Cuối cùng của quá trình xử lý phản hồi sẽ không hoàn thiện nếu thiếu việc rút kinh nghiệm từ sự cố và cảm ơn khách hàng vì đã chia sẻ. Việc này không chỉ giúp cải thiện dịch vụ mà còn thể hiện sự quan tâm đến ý kiến của khách hàng.

Rút kinh nghiệm và cảm ơn phản hồi của khách hàng

Nhìn chung việc xử lý phản hồi theo các bước trên, doanh nghiệp có thể chuyển đổi những phàn nàn của khách hàng thành cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin và giữ chân khách hàng trong thời gian dài.

Hy vọng nội dung bài viết trên của Vinalink Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thu thập và xử lý những phản hồi của khách hàng. Mỗi nhận xét hay góp ý của khách hàng đều đáng được trân quý, do vậy hãy tận dụng tối đa cơ hội này để hoàn thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình bạn nhé!

Call Zalo Messenger