Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định các doanh nghiệp trong thị trường cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn và đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước. Phân tích đối thủ cạnh tranh tốt sẽ giúp bạn nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ.
Từ đó bạn có kết hợp với các yếu tố vĩ mô (kinh tế, văn hóa, pháp luật, môi trường) để xác định cơ hội và thách thức. Rồi sau đó hoạch định, triển khai và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả nhất, hướng tới mục tiêu là phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.
Để phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing hiệu quả, trước tiên bạn cần nhận dạng và thực hiện phân loại đối thủ. Hãy cùng xem có bao nhiêu cách phân loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là gì nhé!
Theo lực lượng cạnh tranh, có thể chia đối thủ cạnh tranh thành 3 loại như sau:
Khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ mua các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Các công ty đối thủ cạnh tranh nhu cầu là các công ty cùng phục vụ, nỗ lực đáp ứng nhu cầu một nhóm khách hàng mục tiêu bằng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Ví dụ: Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải, khách hàng có thể lựa chọn di chuyển bằng taxi, xe khách, tàu hỏa, máy bay ...
Các công ty có thể không sản xuất, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau nhưng sản phẩm, dịch vụ của họ có thể thay thế cho nhau về mặt công dụng. Sự cạnh tranh này có thể xem như cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau. Có 2 loại cạnh tranh công dụng phổ biến hiện nay.
Ví dụ: Các nhà sản xuất cây nước nóng lạnh, ấm đun siêu tốc là các đối thủ cạnh tranh với nhau về công dụng.
Là cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành hàng hoặc cạnh tranh trong cùng một chủng loại hàng hóa. Hình thức cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành thường thấy như cải tiến sản phẩm, giảm giá bán, khuyến mại, gia tăng kênh phân phối, truyền thông… .
Ví dụ: Coca Cola và Pepsi là 2 ông lớn trong ngành đồ uống giải khát đã cạnh tranh quyết liệt với nhau trong nhiều năm qua.
Cạnh tranh về thương hiệu là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau cho cùng một loại khách hàng và sử dụng cùng một chiến lược marketing. Các đối thủ cạnh tranh thương hiệu có chung một đối tượng khách hàng, chung một giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng, chung một sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng sẽ chọn một trong số họ để đáp ứng nhu cầu của mình.
Ví dụ: Honda, Suzuki, Yamaha là các công ty sản xuất xe máy cạnh tranh thương hiệu với nhau.
Phân tích đối thủ cạnh tranh thường được thực hiện thông qua 8 bước. Cụ thể như sau:
Để xác định các đối thủ cạnh tranh có liên quan để đưa vào phân tích của bạn, hãy bắt đầu với các tìm kiếm trên Google cũng như các trang thương mại điện tử phổ biến xung quanh sản phẩm và ý tưởng kinh doanh của bạn.
Hãy lập các tiêu chí lựa chọn và phân loại nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn:
Sau khi đã lập được danh sách các đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ tiến hành phân loại các đối thủ. Bạn có thể áp dụng các cách phân loại đối thủ ở trên để thực hiện bước này.
Để tiến hành thu thập thông tin đối thủ một cách hiệu quả, bạn cần xác định các nhóm thông tin về đối thủ cạnh tranh cần thu thập. Thông thường, bạn cần thu thập 5 nhóm thông tin sau khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh:
Sau khi đã thực hiện phân loại, việc tiếp theo bạn cần làm khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing là nhận dạng chiến lược của đối thủ. Đối thủ cạnh tranh trong marketing của bạn có thể có nhiều hoạt động cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên về mặt tổng thể, chúng ta có thể nhận dạng thành 4 chiến lược như sau:
Để xác định được mục tiêu của đối thủ bạn cần đưa ra các giả thuyết để dự báo mục tiêu, dự báo chiến lược mà các đối thủ cạnh tranh áp dụng với từng mục tiêu. Đồng thời, bạn cũng cần xuất phát từ những dữ liệu có khả năng quan sát được từ đối thủ để dự báo các mục tiêu của họ như tình hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, các bộ phận chức năng,...
Sau khi thu thập dữ liệu về đối thủ, bạn cần lập bảng phân tích những đối thủ cạnh tranh này. Trong bảng phân tích này, hãy phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau mà bạn muốn so sánh và đối chiếu, chẳng hạn như:
Để xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, bạn cần thu thập các thông tin về:
Một bản báo cáo hoàn chỉnh sẽ giúp bạn có được đánh giá chính xác, nhanh chóng về đối thủ. Cụ thể, một báo cáo nên bao gồm các đầu mục như sau:
Dựa trên mục đích phân tích mà bạn cần lựa chọn hoặc kết hợp các mô hình phân tích phù hợp. Hiện nay, có 5 mô hình phân tích phổ biến đang được sử dụng bởi nhiều nhà quản lý:
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng thường được các chuyên gia sử dụng. Mô hình này sẽ áp dụng để phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.
Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter là mô hình giúp xác định, phân tích năm lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp. 5 áp lực cạnh tranh đó là: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm/dịch vụ thay thế.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM) là một mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh. Ma trận thường sử dụng trọng số để so sánh.
Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác. Điều này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng mô tả khả năng của mình trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
Đây cũng là một trong những mô hình thường được các doanhh nghiệp sử dụng. Phân tích nhóm chiến lược là một khung phân tích cạnh tranh cho phép bạn phân tích các doanh nghiệp đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.
Một số lưu ý nhỏ khi phân tích đối thủ cạnh tranh mà bạn cần biết như:
Qua bài viết, Vinalink đã giúp bạn tìm hiểu về cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả. Để áp dụng được những mô hình hay những bước phân tích này, trước tiên bạn cần thu thập được thông tin chính xác về đối thủ. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về cách phân tích đối thủ cạnh tranh thì hãy liên hệ với Vinalink để được hỗ trợ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!