Profile công ty hay còn được gọi là hồ sơ năng lực, đây là một tài liệu được sử dụng trong nhiều hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp. Profile công ty sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải được những thông tin từ cơ bản đến cốt lõi: logo, slogan, giá trị cốt lõi, tầm nhìn,... Bên cạnh đó, profile công ty còn cho đối tác thấy rõ được tiềm năng hợp tác và cơ hội với doanh nghiệp của bạn.
Bên cạnh những thông tin cơ bản và cốt lõi có thể truyền tải, một profile của các công ty còn có những vai trò như sau:
Khi nói đến vai trò của hồ sơ năng lực, trước hết phải nói đến việc nó giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu. Bộ hồ sơ năng lực là tài liệu mà doanh nghiệp tự giới thiệu, đưa ra những điểm mạnh, giá trị để gây ấn tượng với khách hàng hay đối tác. Chính vì vậy, hồ sơ năng lực sẽ giúp đối tác nắm được thông tin cơ bản tới cốt lõi. Một bản profile chỉn chu sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm, từ đó thôi thúc sự tò mò và hình thành một niềm tin dẫn tới quá trình hợp tác.
Một bộ hồ sơ năng lực sẽ được coi là bộ mặt và là hình ảnh thu nhỏ của một doanh nghiệp. Thông qua bản profile này, đối tác sẽ dễ dàng đưa ra những đánh giá về sự chuyên nghiệp, chỉn chu và tiềm năng, cơ hội hợp tác phát triển trong tương lai. Khi bạn tạo được điểm nhấn trong bộ hồ sơ năng lực, bạn sẽ khiến đối tác có thiện cảm và hứng thú hơn với doanh nghiệp và dự án của bạn.
Khi tham gia bất kỳ một dự án nào, profile công ty sẽ là “vũ khí” vô cùng cần thiết và quan trọng. Một bộ hồ sơ chỉn chu và đưa ra được rõ các lợi ích, tiềm năng sẽ để lại ấn tượng với đối tác và khách hàng. Thông thường, khi tham gia thầu một dự án nào đó, những nhân viên kinh doanh từ các doanh nghiệp sẽ gửi bản hồ sơ năng lực để thu hút và thuyết phục khách hàng, đối tác.
Một profile được đánh giá là chuyên nghiệp khi có đầy đủ những thông tin cần thiết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần thể hiện được những khía cạnh điểm mạnh, giá trị cốt lõi hay tầm nhìn của thương hiệu,... Dưới đây là cách thiết kế một profile công ty chuyên nghiệp, hãy cùng VINALINK tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Một cuốn profile cần tạo điểm nhấn trước tiên bởi phần mở đầu đơn giản mà rõ ràng, có điểm nhấn, thu hút sự chú ý của đối tác. Thông thường, một bộ hồ sơ năng lực được mở đầu bởi lời ngỏ, đây giống như một đoạn chia sẻ thiện chí mong muốn hợp tác phát triển từ doanh nghiệp của bạn.
Bên cạnh lời ngỏ, phần đầu của profile công ty cần có lịch sử hình thành và phát triển của công ty với các giai đoạn nổi bật nhất. Trong phần nội dung này, hãy chọn lọc những thông tin nổi bật và quan trọng để tránh lan man.
Một phần nội dung khác khi mở đầu một profile công ty đo chính là những thành tích nổi bật. Đây sẽ là phần điểm nhấn dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đưa quá nhiều thông tin bằng khen, thành tích, điều này sẽ khiến phần mở đầu trở nên rối mắt và thiếu tính thẩm mỹ.
Profile cần mô tả cụ thể mô hình kinh doanh, những sản phẩm, dịch vụ thế mạnh mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Bạn cần chỉ ra những lợi ích và giá trị mà khách hàng mục tiêu sẽ nhận được thông qua các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi cũng nhằm nhấn mạnh cho điều này.
Những con số cụ thể mang lại hình dung rõ ràng hơn từ phía khách hàng. Bạn nên chỉ ra các số liệu về công suất, sản lượng, doanh số mà công ty đạt được, cả những dự đoán trong tương lai, lợi nhuận, số lượng nhân viên và những thông tin tài chính khác có ích cho người đọc. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng nếu mục đích của cuốn profile là kêu gọi đầu tư và tìm đối tác kinh doanh.
Hình ảnh có sức mạnh gấp trăm lần lời nói. Những đồ thị, biểu đồ và những dữ liệu khác đi kèm sẽ giúp cung cấp nhiều thông tin hơn cho khách hàng một cách trực quan nhất.
Bằng cách trình bày này, thông tin trong profile trở nên đáng tin cậy hơn với những dữ liệu chính xác được hiển thị đa chiều. Các đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư sẽ hiểu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tốt hơn.
Các thông tin, số liệu đưa vào profile phải thật ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
Bạn nên tổ chức thông tin càng dễ hiểu càng tốt. Các yếu tố cần đạt được: thông tin ngắn gọn, súc tích, trọng tâm, cụ thể và một kết cấu mạch lạc dễ hiểu.
Đây là lý do vì sao các cuốn profile doanh nghiệp thường theo một mẫu dàn trang cơ bản và chỉ bao gồm những thông tin thiết yếu, hữu ích.
Bài viết trên đây VINALINK đã chia sẻ với bạn những kiến thức tổng quan về profile công ty, vai trò quan trọng của chúng và cách thiết kế profile chuyên nghiệp. Hi vọng với những thông tin tổng quan này, bạn sẽ hiểu hơn về profile công ty cũng như cách xây dựng chúng. Cùng theo dõi những nội dung tiếp theo của VINALINK để nhân những thông tin hữu ích khác nhé!