Không có một công thức hay một quy chuẩn rõ ràng thể hiện đâu là một thương hiệu tốt. Nhưng nhìn chung, theo các chuyên gia về thương hiệu, một tên thương hiệu tốt phải bao gồm các yếu tố sau đây:
Sau khi nắm được những yếu tố cơ bản cần có của một tên thương hiệu tốt, bạn nên áp dụng quy trình gồm 5 bước để đặt tên thương hiệu độc đáo, ấn tượng như sau:
Điều quan trọng khi đặt tên thương hiệu là bạn phải hiểu được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Bạn cần trả lời được các câu hỏi như:
Những câu trả lời này sẽ giúp bạn xác định được bản sắc, mục tiêu và định hướng của thương hiệu. Đồng thời, chúng cũng sẽ là cơ sở để bạn sáng tạo được những tên thương hiệu phù hợp, độc đáo.
Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi, bạn cần tìm ra sự khác biệt cho thương hiệu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt luôn tồn tại dù cho bạn và các đối thủ có cung cấp các sản phẩm y hệt nhau. Điều quan trọng là bạn cần tìm ra sự khác biệt đó, làm nổi bật nó để thu hút khách hàng.
Không ai có thể đặt tên thương hiệu hoàn hảo ngay từ lần đầu và bạn cũng sẽ không ngoại lệ. Do đó, hãy bắt đầu viết thử những tên thương hiệu mà bạn nghĩ tới, liệt kê và note lại chúng kể cả là những tên kỳ quặc, khó nghe hay vô nghĩa. Bạn hãy cố gắng tạo ra tối thiểu từ 15 - 20 tên thương hiệu tiềm năng.
Khi đã liệt kê được một lượng tên thương hiệu tiềm năng nhất định, bạn hãy bắt đầu kiểm tra, so sánh và đánh giá chúng. Bạn sẽ sử dụng các tiêu chí một tên thương hiệu tốt cần có và loại bỏ các tên không đáp ứng được những tiêu chí này.
Với các tên còn lại, bạn bắt đầu đối chiếu với định hướng, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Tương tự bạn cũng sẽ loại bỏ các tên thương hiệu không phù hợp.
Cuối cùng là bạn xem xét lựa chọn các tên thương hiệu thể hiện được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và độc đáo, ấn tượng đối với khách hàng. Bạn sẽ cố gắng loại dần từ 15-20 tên thương hiệu ban đầu để chỉ còn 3 tên thương hiệu phù hợp nhất.
Sau khi đã sàng lọc và lựa chọn ra được 3 tên thương hiệu phù hợp nhất, bạn cần thử nghiệm chúng nhiều lần như:
Bạn có thể thử nghiệm với quy mô nhỏ, nhóm nhỏ để có thể đánh giá được tên thương hiệu nào ấn tượng và phù hợp nhất.
Tìm hiểu: https://vinalink.com/cam-nang-digital-marketing/quy-trinh-xay-dung-thuong-hieu.html
Vậy bạn có biết gợi ý nào có thể giúp bạn đặt tên thương hiệu độc đáo, dễ nhớ? Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây của Vinalink:
Đối với các thương hiệu Việt, việc sử dụng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu là rất phổ biến. Những cách đặt tên quen thuộc nhất là:
Tuy nhiên hạn chế của cách đặt tên thương hiệu này là vì quá phổ biến nên thường ít tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
Một cách đặt tên thương hiệu khác là dựa vào đặc trưng của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Đặc trưng của sản phẩm có thể là chất lượng, tính năng, công dụng, màu sắc, nguồn gốc, thành phần … ví dụ như: Vieclam24h, timviecnhanh, … Cách đặt tên này sẽ giúp khách hàng biết được doanh nghiệp làm gì, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì ngay khi họ nghe, thấy tên thương hiệu của bạn.
Cách đặt tên này có điểm hạn chế là chỉ phù hợp đối với những lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm còn mới, có đặc trưng riêng, nổi bật và ít cạnh tranh mới có thể thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, khi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng thì tên thương hiệu hiện tại cũng có thể không phù hợp và khi đó việc thay đổi tên thương hiệu sẽ rất tốn kém.
Bạn cũng có thể đặt tên thương hiệu theo địa chỉ, địa danh theo một số gợi ý như sau:
Hạn chế của cách đặt tên thương hiệu này là khó được bảo hộ hoàn toàn và những doanh nghiệp khác cũng có thể sao chép và sử dụng những tên thương hiệu này.
Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng từ viết tắt để đặt tên cho thương hiệu của họ. Ví dụ như: Vinalink, Vinaphone, Vinamilk, Vinaconex, Vingroup, Vinhomes … Trong đó, chữ Vina hay chữ Vin là viết tắt của Việt Nam và vế đằng sau là tên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể áp dụng viết tắt các chữ cái đầu trong tên tiếng anh như: ACB (ngân hàng Á châu), ICP (International Consumer Product), …
Đây là cách đặt tên thường được các cửa hàng kinh doanh ăn uống, giải trí nhỏ lẻ có đặc điểm nổi bật nào đó tại cửa hàng áp dụng. Các đặc điểm nổi bật như có Cây đa, cây si, cột điện, cối xay gió … ngay cạnh cửa hàng sẽ giúp khách hàng dễ nhận diện. Ví dụ như: Bánh mì cột điện, Cafe cây đa, vịt nướng cây si, … Các thương hiệu lớn không áp dụng cách đặt tên này.
Một cách đặt tên thương hiệu sáng tạo, độc đáo là đặt tên theo sự liên tưởng. Sự liên tưởng có nghĩa là khách hàng sẽ hình dung ra ngay bạn đang bán gì, thương hiệu của bạn có giá trị gì với họ. Sự liên tưởng sẽ giúp cho khách hàng nhớ về thương hiệu của bạn lâu hơn và trung thành với thương hiệu của bạn.
Ví dụ: Chuỗi siêu thị Big C/Top Market là thương hiệu xây dựng liên tưởng với giá rẻ cho mọi nhà, chất lượng hàng đầu giá cả hàng đầu; Coca cola xây dựng liên tưởng dựa vào thái độ, khi các hoạt động marketing đều gắn với cảm xúc hạnh phúc, khơi gợi kỷ niệm trong những cuộc vui ăn uống, tiệc tùng …
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng cách dùng tiếng nước ngoài để đặt tên thương hiệu. Cách đặt tên này sẽ hạn chế sự trùng lặp với các thương hiệu khác, mới lạ, nâng cao giá trị sản phẩm và thu hút khách hàng. Một số tên thương hiệu nổi tiếng như: Owen, Adam, Torano, …
Nhiều thương hiệu lựa chọn cách đặt tên tạo cảm giác tò mò, khách hàng sẽ không hiểu ngay tên thương hiệu có ý nghĩa gì. Cách đặt tên này tạo ra sự thú vị, bất ngờ và thu hút khách hàng. Một số tên thương hiệu nổi tiếng được đặt theo cách này có thể kể đến như: Venisa (Vẻ đẹp duyên dáng nét kiêu sa), X-men (Đàn ông đích thực), Breadtalk (Bánh mì biết nói) …
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn các tính từ có ý nghĩa may mắn, thuận lợi, tài lộc, thịnh vượng … để đặt tên cho thương hiệu cho mình. Những tên thương hiệu nổi tiếng được đặt theo cách này có thể kể đến như: Hòa Phát, Tiền Phong, Tiên Phong, Hòa Bình …
Cách đặt tên cuối cùng Vinalink gợi ý cho bạn trong bài viết này là sử dụng phiên âm để đặt tên thương hiệu. Cách đặt tên này thường được các thương hiệu có yếu tố văn hóa Trung, Nhật, Hàn sử dụng để tạo ra thương hiệu độc đáo tại thị trường Việt Nam. Ví dụ như: Fenghuang – Phượng Hoàng, Haidilao – Hải Để Lao, Akira – Thông minh, Sakura – Hoa anh đào …
Tên thương hiệu là một phần quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng để có thể tạo được tên thương hiệu độc đáo, ấn tượng và dễ nhớ với khách hàng của mình. Qua bài viết, Vinalink đã chia sẻ những yếu tố cơ bản một tên thương hiệu tốt cần có đồng thời gợi ý 10 cách đặt tên thương hiệu hiệu quả. Hy vọng bạn có thể áp dụng và sáng tạo tên thương hiệu ấn tượng cho riêng mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!