Vinamilk, Unilever hay Acecook đều là những cái tên quá nổi bật khi nhắc đến ngành hàng tiêu dùng. Nhờ chú trọng vào việc xây dựng và định vị độ nhận diện mà các thương hiệu này đều đã trở thành “ông trùm” mỗi khi nhắc đến ngành hàng liên quan. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, bài viết dưới đây Vinalink sẽ chỉ bạn quy trình nâng cao độ nhận diện của thương hiệu, khẳng định vị thế trên thị trường.
Xây dựng thương hiệu là quá trình liên tục tạo ra và định hình hình ảnh thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo ra độ nhận diện mạnh mẽ giúp công ty ngày càng thăng tiến. Đó là một chiến lược được thiết kế nhằm định hình uy tín thương hiệu cũng như mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Sở dĩ, xây dựng thương hiệu là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp bởi các lý do sau:
Xây dựng thương hiệu trở nên nổi tiếng, có sức ảnh hưởng sẽ đem lại độ nhận diện cao đối với khách hàng. Sở hữu mức độ nhận biết cao đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có nhiều khả năng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu hơn so với một thương hiệu ít được nhận biết. Một doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu bền vững giúp dễ nhận biết và tăng lòng trung thành của khách hàng.
Một thương hiệu lớn mạnh, có độ nhận diện cao và đồng nhất trong các hoạt động tiếp thị sẽ tạo nên sự khác biệt cũng như lợi thế khi so sánh với với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Để làm được điều này, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải đảm bảo đồng nhất các nguyên tắc thương hiệu, từ cỡ chữ, phông chữ, size chữ đến hình ảnh tượng trưng khi tiếp thị. Điều này làm tăng nhận thức về thương hiệu, từ đó sẽ tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường, đem đến lợi thế cạnh tranh để tăng doanh số bán hàng.
Lòng trung thành của khách hàng là mục tiêu hướng đến của rất nhiều thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp trở nên uy tín và trụ vững trên thị trường đầy biến động. Khi khách hàng đã trung thành với thương hiệu, họ có xu hướng giới thiệu gia đình và bạn bè mua sản phẩm của thương hiệu đó. Từ đó kéo theo sự gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Xây dựng thương hiệu uy tín tạo động lực để khách hàng quay trở lại mua sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, xây dựng tệp khách hàng trung thành cho những lần quảng bá tiếp theo.
Giá trị thương hiệu là giá trị của sản phẩm do công ty tạo ra khiến nó trở nên khác biệt, dễ nhận biết khi so sánh với sản phẩm tương đương trên thị trường. Thông qua các hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu, giá trị thương hiệu sẽ tăng lên và trở nên dễ nhớ, dễ nhận biết hơn. Đó là lý do vì sao có những sản phẩm giống hệt nhau nhưng người tiêu dùng chỉ chọn mua sản phẩm từ thương hiệu mà họ biết và tin tưởng.
Gợi ý: Brand Name là gì? Vai trò và quy tắc đặt tên thương hiệu
Khách hàng mục tiêu là đối tượng, thị trường mà doanh nghiệp hướng đến để bán sản phẩm, dịch vụ. Họ là những người có các mong muốn mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể đáp ứng được, đồng thời có khả năng chi trả để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
Thông thường, doanh nghiệp có thể xác định khách hàng mục tiêu của mình bằng mô hình 5W:
Bên cạnh tìm hiểu khách hàng, việc bạn hiểu rõ về đối thủ cũng giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng hơn trên thị trường. Bởi lẽ “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Khi tìm hiểu về các đối thủ xứng tầm trong ngành, bạn cần làm rõ những yếu tố sau:
Sau khi đã hiểu rõ về đối thủ, bạn hãy nhìn lại doanh nghiệp mình và tìm ra điểm tương tự hoặc rút kinh nghiệm từ những sai lầm của họ. Lưu ý bạn không nên sao chép hình ảnh của thương hiệu đối thủ. Thay vào đó, hãy tìm ra những điểm khác biệt của mình và biến nó trở thành lợi thế, luôn luôn đổi mới sáng tạo để xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững, in sâu vào tâm trí khách hàng.
Đọc Thêm: Content Strategy là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa nội dung cho thương hiệu
Thị trường luôn vận động không ngừng với hàng loạt các xu hướng mới mỗi ngày. Xu hướng thị trường (Market Trend) là vô cùng đa dạng và khác nhau ở mỗi ngành hàng, đồng thời tác động trực tiếp đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Việc doanh nghiệp cần làm là phải luôn cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, từ đó có những chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn. Một sản phẩm/dịch vụ thành công trước tiên cần đáp ứng xu hướng chung của toàn xã hội.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ những cơ hội phù hợp trên thị trường. Việc cạnh tranh trong thế giới đầy khắc nghiệt buộc doanh nghiệp phải hiểu rõ điểm yếu, thế mạnh, cơ hội và thách thức, tức SWOT. Từ đó, họ phải nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội hiện hữu, xâm nhập vào thị trường tiềm năng bằng hình thức tiềm năng để thu hút nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu của mình.
Giá trị cốt lõi (Core Value) là bộ quy tắc chi tiết được xây dựng từ ban đầu nhằm mục đích định hình phong cách hoạt động và làm việc của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi tạo nền móng cũng như góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách vững chắc. Bởi từ giá trị cốt lõi, mọi sản phẩm/dịch vụ hay cả con người đều được xây dựng dựa trên khuôn khổ đó. Cũng nhờ đó mà thương hiệu của bạn trở nên giá trị, nổi bật và ý nghĩa trên thị trường cạnh tranh.
Định vị thương hiệu là bước được xem là quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu. Việc làm này giúp doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật và có độ nhận diện cao trên thị trường, từ đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu thông qua 9 chiến lược sau:
Xây dựng bộ nhận diện là yếu tố đầu tiên giúp hình thành nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn. Bộ nhận diện của thương hiệu phải khác biệt, nổi bật và gây được ấn tượng với người xem từ cái nhìn đầu tiên. Bên cạnh đó nó cũng phải liên quan đến triết lý kinh doanh, giúp doanh nghiệp của bạn cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường.
Bộ nhận diện của bạn phải được đồng bộ, dễ nhớ, có ý nghĩa và chỉn chu trong từng yếu tố:
Quản trị thương hiệu là bước quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững và lâu dài trên thị trường. Bạn cần lưu ý theo dõi sát sao từ khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, đến khi phát triển và thịnh thượng, sau cùng là giai đoạn cần đổi mới. Bởi lẽ thị trường luôn vận động.
Người quản lý cần nắm bắt được các xu hướng mới để cập nhật kế hoạch hoạt động, đồng thời đảm bảo cá tính thương hiệu phù hợp nhằm giữ vững vị thế của thương hiệu trên thị trường.
Trên đây là quy trình xây dựng thương hiệu chính xác dành cho các doanh nghiệp mới bắt đầu bước chân vào thị trường kinh doanh. Quy trình này có thể được linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp, song đó vẫn là bước đầu giúp bạn định vị thương hiệu của mình và ghi dấu ấn trên thị trường.