Quảng cáo Facebook là việc người bán quảng cáo sản phẩm của mình tại các vị trí quảng cáo được quy định trên bảng tin của Facebook nhằm tăng tương tác, thu hút khách hàng tiềm năng.
Mọi đối tượng không vi phạm các chính sách quảng cáo của Facebook đều có thể chạy quảng cáo trên Facebook. Phí quảng cáo lúc này được tính dựa vào lượt click vào mẫu quảng cáo, lượt thích trang, lượt tương tác bài viết hoặc lượt click vào website,...
Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hành vi mua sắm của khách hàng đã và đang chịu sự chi phối rất lớn của các nền tảng công nghệ số. Thay thế cho các hình thức quảng cáo truyền thống là sự ra đời và bứt tốc của các hình thức quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo Facebook chính là một trong những phương thức quảng cáo trực tuyến được tin dùng nhất bởi mức độ tin cậy và hiệu quả của nó.
1, Quảng cáo xoay vòng (Facebook Carousel Ads) thuộc nhóm các hình thức quảng cáo Facebook hút traffic và leads
2, Quảng cáo thích trang (Page Likes Ads) thuộc nhóm các hình thức quảng cáo Facebook giúp tăng lượt thích và tương tác cho Page
3, Quảng cáo sự kiện (Event Ads) thuộc nhóm các hình thức quảng cáo Facebook thu hút khách đến sự kiện hoặc cửa hàng
Dưới đây là giới thiệu chung về 03 hình thức quảng cáo Facebook điển hình:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
“Rao bán” sản phẩm kém chất lượng.
Để quảng cáo xoay vòng thành công không thể không chú trọng đến các thông số kỹ thuật của hình ảnh/ video.
Biến Carousel Ads thành tiệm tạp hóa - nơi chào bán hàng loạt mặt hàng không hề liên quan hoặc... giống hệt nhau.
Cách thức “xoay vòng” đầy hấp dẫn cốt là để thay bạn kể lên một câu chuyện hay một quá trình nào đó. Mỗi hình ảnh/ video quảng cáo phải có sự liên kết với nhau đủ để nêu bật nhận diện thương hiệu của bạn.
Trình bày một dãy hình ảnh/ video không hề liên quan gì đến nhau, khách hàng thậm chí còn không hiểu sản phẩm bạn muốn quảng cáo là gì. Ngược lại, với số lượng lên tới 10 hình ảnh/ video cho một bài quảng cáo xoay vòng đa dạng và đầy màu sắc, thật vô lý nếu bạn đăng 2 tấm hình hay 2 đoạn video giống hệt nhau!
Không có mồi nhử khách hàng vào “xem hàng”.
Ấn tượng đầu tiên luôn quan trọng hơn cả. Hình ảnh/ video đầu tiên xuất hiện kém thu hút, không gây ấn tượng mạnh về thị giác thì hẳn không mấy người dùng tiếp tục vuốt để xem thêm.
Không tích hợp đa dạng các nội dung quảng cáo.
Bên cạnh tiêu đề, mô tả ngắn về hình ảnh/ video, thông tin về các chương trình khuyến mãi cho khách hàng lần đầu mua hàng, cho khách hàng mua hàng thứ 1000 hay khách hàng thân thiết; nút gợi ý hành động,... đều có thể được thêm vào trong mỗi hình ảnh/ video. Vậy tối đa bạn có thể thêm tới 10 thông điệp ưu đãi tới khách hàng, tại sao KHÔNG?
[GÓC MÁCH NHỎ]
Với Carousel Ads, bạn nên lồng ghép một câu chuyện hoặc đăng tải một hình ảnh dài dưới dạng chia nhỏ hình ảnh ấy làm nhiều hình nhỏ. Như vậy sẽ kích thích, lôi cuốn người dùng trượt sang những nội dung tiếp theo của carousel. Và đương nhiên, ĐỪNG quên tuân thủ các thông số kỹ thuật đã định cho loại hình quảng cáo này nhé.
“Rao bán” sản phẩm kém chất lượng.
Tương tự như quảng cáo xoay vòng, đây cũng là sai lầm không đáng có khi tiến hành quảng cáo thích trang. Hình ảnh không thu hút, kém chất lượng hay một lời kêu gọi hành động rập khuôn không đem lại giá trị quảng cáo, thậm chí có thể phản tác dụng.
Đối với fanpage mới được khởi tạo, hình ảnh và nội dung của quảng cáo thích trang cũng chính là “ấn tượng đầu” mà người bán truyền tải tới khách hàng. Do đó, hình ảnh phải hấp dẫn và mô tả phải đánh trúng insights khách hàng ngay từ câu đầu tiên. Tuyệt đối không sử dụng những từ như “Thích trang” - “Like page”.
Ngân sách bỏ ra thiếu hợp lý.
Hình thức quảng cáo này nhắm đến mục tiêu xây “ao cá”, không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt doanh thu nên người bán chỉ nên phân bổ ngân sách ở mức thấp nhất có thể.
[GÓC MÁCH NHỎ]
CHỈ áp dụng Page Likes Ads nếu bạn mới xây dựng doanh nghiệp, fanpage mới được khởi tạo. Loại quảng cáo này giúp đem lại lượng reach nhất định cho fanpage nhưng không thực sự kích thích, thu hút khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Đừng tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của vào hình thức này. Ngược lại, NÊN triển khai một số hình thức quảng cáo Facebook khác để phát triển kinh doanh như quảng cáo Facebook Messenger Ads, quảng cáo bài đăng, quảng cáo nhận ưu đãi,...
Không chỉ rõ mục đích, lợi ích của sự kiện.
Nội dung quảng cáo không giúp khách hàng hình dung về sự kiện là điều mà nhiều mẫu quảng cáo sự kiện mắc phải. Quảng cáo sự kiện không trực tiếp hút traffic hay leads, càng không đem lại nhiều lượt xem trang do đó cần tận dụng tối đa phần mô tả để người dùng Facebook chú ý, quan tâm và tham gia sự kiện.
Các hoạt động trong sự kiện không ấn tượng hoặc không gắn với sản phẩm.
Sự kiện nhiều thiếu sót, thiếu tương tác với khán giả không mang lại hiệu quả gì cho việc kinh doanh. Tổ chức sự kiện nhưng không giới thiệu sản phẩm thì không thể tối ưu lượng khách vãng lai. Cần nhớ, quảng cáo sự kiện có thành công hay không phụ thuộc vào hành vi khách hàng sau khi tham gia sự kiện, không phải chỉ dừng lại ở câu chuyện khách hàng có tham gia hay không.
[GÓC MÁCH NHỎ]
Nếu không tự tin ở khâu tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng, ĐỪNG sử dụng loại hình quảng cáo này. Quảng cáo sự kiện cốt để đem đến trải nghiệm thực tế cho người dùng, từ đó tăng tương tác và mối quan tâm của họ với doanh nghiệp. Một sự kiện thiếu quy củ, không sôi động và không liên kết với sản phẩm/ dịch vụ thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu bạn.
Trên đây là 03 hình thức quảng cáo Facebook đại diện cho 03 nhóm mục đích quảng cáo khác nhau. Mỗi hình thức quảng cáo có những ưu - nhược riêng cần bạn thực sự hiểu trước khi ứng dụng.