- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC
- TRIỂN KHAI KÊNH ONLINE
- ĐÀO TẠO
- TIN TỨC
- CẨM NANG
- Khách hàng
- LIÊN HỆ
CEO là vị trí giám đốc điều hành. Họ là những người đứng ra quản lý và điều hành tất cả hoạt động của công ty, đưa ra những chiến lược ngắn và dài hạn và là người thực hiện những quyết định quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và đem lại các giá trị quyết định đến sự phát triển của công ty.
Hiện tại, ngoài vị trí giám đốc điều hành, cụm từ CEO cũng dùng để gọi các vị trí như Tổng giám đốc, giám đốc công ty,...
Giám đốc điều hành không chỉ là người điều phối mà còn là người đại diện cho tập thể toàn bộ công ty. CEO chịu trách nhiệm thông báo các thông tin quan trọng trực tiếp cho Hội đồng quản trị và chịu trách nghiệm đối với các cổ đông của công ty.
CEO là những người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với các giám đốc chức năng thuộc ban giám đốc để quản trị các hoạt động của công ty. Họ gồm có thể là những người giữ các vị trí như Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Kinh doanh (CCO), Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Nhân sự (CHRO), Giám đốc sản xuất (CPO), ....
Sự cộng tác và phối hợp giữa các giám đốc chức năng và CEO giúp cho các chiến lược, quyết định đưa ra phù hợp với mục tiêu, định hướng công ty và đem lại hiệu quả. Việc này vô cùng quan trọng nhằm có được sự thành công lâu dài và phát triển bền vững của toàn bộ công ty.
CEO là một vị trí không thể thiếu ở mỗi công ty bởi họ là sợi chỉ kết nối và là ánh sáng mở đường trước mọi hoạt động của công ty. Họ là những người có tầm nhìn bao quát. Dưới đây là một số vai trò mà một CEO ở công ty phải đảm nhiệm:
Vai trò của CEO trong một tổ chức rất quan trọng và có hai ý chính như sau:
1. Trực tiếp lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động trong tổ chức: CEO đóng vai trò chủ chốt trong việc lãnh đạo và hướng dẫn các hoạt động hàng ngày của tổ chức. Nhà lãnh đạo này phải đảm bảo mọi phòng ban, từ sản xuất, marketing, tài chính đến nhân sự, đều hoạt động trơn tru và đi đúng đường hướng mục tiêu của công ty.
Họ phải xây dựng chiến lược tổng thể, đưa ra quyết định chiến lược và định hình tương lai của tổ chức. Bên cạnh đó, CEO cũng là những người đảm nhiệm việc hoạt thành các mục tiêu tăng trưởng được đề ra sao cho đạt được sự đồng ý từ toàn bộ ban lãnh đạo và sự kính yêu của toàn bộ nhân viên.
2. Quản trị các phòng ban chức năng trong công ty: Ngoài việc lãnh đạo tổ chức toàn cầu, CEO còn phải quản lý các phòng ban chức năng. Họ cần tương tác chặt chẽ với các giám đốc chịu trách nhiệm về các lĩnh vực cụ thể như tài chính, sản xuất, marketing, nhân sự, và hỗ trợ họ trong việc phát triển và thực hiện chiến lược của từng bộ phận. CEO là người cần tạo những điều kiện tốt nhất cho tất cả các phòng ban phát triển toàn bộ tiềm năng, đưa ra những chiến lược phù hợp và đảm bảo thực hiện các mục tiêu của các bộ phận đều gắn liền với mục tiêu tổng thể của công ty. CEO không chỉ đơn thuần là người đứng đầu mà còn là người định hình và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tổ chức, từ việc xác định chiến lược đến việc quản lý hiệu quả mỗi bộ phận chức năng bên trong công ty.
Vai trò của CEO trong việc phối hợp và điều hành các công việc quan trọng trong tổ chức:
CEO có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định và thúc đẩy Chiến lược Kinh doanh của công ty. Họ là những người đem đến các kế hoạch về mặt chiến lược về tổng thể mà còn đảm bảo về mặt mục tiêu và tầm nhìn về mặt lâu dài cho tổ chức của mình.
Chiến lược Phân phối là một phần quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. CEO cần quản lý đội ngũ sao cho họ kết hợp với các bên khác nhau để tạo dựng một mạng lưới phân phối hợp lý nhằm đảm bảo sản phẩm được phân phối đúng cách.
Quản trị Tài chính là một trong những trách nhiệm quan trọng của CEO. Họ phải quản lý nguồn lực tài chính của công ty một cách thông minh và hiệu quả, đảm bảo tài chính ổn định và phù hợp với chiến lược tổng thể.
CEO cũng đóng vai trò quan trọng trong Quản trị Nhân sự. Họ cần phát triển xây dựng văn hóa tổ chức không tiêu cực, thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời chắc chắn rằng nhân viên được phát triển và cộng tác trong một môi trường không toxic và tích cực.
Cuối cùng, CEO cũng phải đối mặt và quản lý các vấn đề rủi ro của doanh nghiệp. Họ cần đưa ra chiến lược để ứng phó với các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự bền vững của công ty trước những thách thức có thể xảy ra.
CEO đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị cốt lõi cho công ty. Họ không chỉ tạo ra văn hóa doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự đồng lòng, đạo đức và sự sáng tạo. Ngoài ra, CEO cũng là người định hình hình ảnh công ty và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Công việc này giúp đỡ cho việc quyết định chiến lược giao tiếp, xây dựng lòng tin cho mọi người, và thúc đẩy các hoạt động xã hội. Từ việc xác định giá trị cốt lõi, nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp cho đến việc duy trì mối quan hệ mạnh mẽ, CEO đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hình và phát triển tổ chức.
Vai trò của CEO trong việc phê duyệt và đưa ra quyết định là quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phù hợp với chính sách và quy định pháp luật của doanh nghiệp. Những quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày mà còn định hình tương lai của tổ chức. CEO nắm một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các giá trị lớn cho cổ đông với những tầm nhìn chiến lược hợp lý đem lại các hiệu quả về mặt kinh doanh.
Mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, nhưng CEO vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và phát triển nhân tài cho tổ chức. Họ phải là những người có tầm nhìn và phát hiện được nhân tài trong công ty, và tạo điều kiện cho họ để có cơ hội thăng tiến và góp phần quan trọng vào sự thành công trong tương lai.
CEO sẽ cùng với các Giám đốc chức năng khác như CHRO, CCO, CFO, CPO, CMO,... hợp tác xây dựng và thực hiện các chiến lược ngắn, trung và dài hạn. Mục tiêu là tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ cho tổ chức. Điều này nhằm đem lại doanh thu, tăng cường giá trị thương hiệu, tăng độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp.
Gợi ý: Sale là gì? Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực bán hàng
Vai trò của một CEO không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nhiệm vụ theo danh sách, mà còn đòi hỏi họ phải làm nhiều hơn và thực hiện chúng đồng thời. Công việc của một quản lý cấp cao như CEO đòi hỏi khả năng đa nhiệm, sẵn sàng đối mặt với áp lực lớn và thường phải làm việc ngoài giờ để xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.
CEO phải hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược để định hình tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để hướng dẫn mỗi thành viên trong tổ chức. Họ phải điều hành đội ngũ cấp dưới triển khai các kế hoạch đã được Hội đồng quản trị thông qua và đề xuất những cải thiện với Hội đồng quản trị.
Ngoài ra, CEO còn phải đảm nhận vai trò trong việc truyền thông và quảng bá hình ảnh thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thẩm định các dự án, đàm phán hợp đồng thương mại và kiểm soát chính sách tài chính. Họ phải theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh, thiết lập bộ máy quản trị và tổ chức cơ cấu nhân sự, cùng đề xuất các kế hoạch tuyển dụng và duyệt các chính sách liên quan đến nhân sự. CEO không chỉ là người đứng đầu, mà còn là trụ cột quan trọng giúp tổ chức phát triển và thành công.
Vai trò của một CEO không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nhiệm vụ theo danh sách, mà còn đòi hỏi họ phải làm nhiều hơn và thực hiện chúng đồng thời. Công việc của một quản lý cấp cao như CEO đòi hỏi những kỹ năng dưới đây:
Dưới đây là bảng phân biệt giữa vị trí CEO và vị trí COO:
CEO |
COO |
|
Định nghĩa |
CEO (Chief Executive Officer) là người đứng đầu của một tổ chức và có trách nhiệm quản lý và lãnh đạo chiến lược tổng thể của công ty. |
COO (Chief Operating Officer) là người đứng đầu quản lý vận hành và hoạt động hàng ngày của công ty. |
Vai trò |
Vai trò của CEO là xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển dài hạn, định rõ tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức. Họ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến lược về kinh doanh, tài chính, marketing và nhân sự. Mối quan hệ với công chúng: CEO thường là người đại diện cho công ty trước công chúng, truyền thông, cổ đông và các bên liên quan khác. |
Vai trò của COO là quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất, dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh của công ty một cách hiệu quả và ổn định. Họ tập trung vào nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và duy trì chất lượng sản phẩm/dịch vụ. COO cũng chịu trách nhiệm xây dựng bộ máy quản trị và cải thiện các quy trình hoạt động để tối ưu hóa công việc của công ty. |
Mối quan hệ với hội đồng quản trị |
Họ là một phần của ban Hội đồng quản trị, nhiệm vụ của họ là đưa ra báo cáo và phối hợp làm việc với ban Hội đồng quản trị. |
Không chỉ là người thuộc ban Hội đồng quản trị như CEO, một COO còn là người điều hành cuối cùng trong ban Hội đồng và tương tác với các thành viên khác. |
Thời gian làm việc |
Mỗi một CEO sẽ làm theo thời hạn, sau thời hạn được đưa ra, họ cần tái ứng cử để được bổ nhiệm hoặc nhường vị trí cho một người khác. Công việc tổng thể của họ là quản trị toàn bộ các hoạt động công ty và thúc đẩy hiệu suất hoạt động. |
Họ có thể làm việc trong thời gian cố định hoặc có thể kéo dài hơn. Thay vì quản lý, họ là người có tầm nhìn lâu dài và bảo vệ lợi ích cổ đông của công ty. |
Tóm lại, CEO và COO đều thuộc ban điều hành của công ty và đóng vai trò quan trọng trong quản lý và lãnh đạo để đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức. CEO tập trung vào lãnh đạo chiến lược tổng thể và đưa ra quyết định chiến lược, trong khi COO tập trung vào quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày để đảm bảo hiệu quả và ổn định của công ty.
Xem Thêm: Quản lý đơn hàng là gì? 6 Quy trình quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả
Nếu như CEO làm nhiệm vụ điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động hàng ngày của công ty, đưa ra quyết định chiến lược và phát triển các sản phẩm/dịch vụ, quản lý nhân sự và tài chính, thì Chủ tịch có nhiệm vụ đại diện cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của cổ đông, hoạch định chiến lược dài hạn, giám sát tổng thể hoạt động của công ty, và đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động theo đúng các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Chi tiết về sự khác nhau giữa CEO và Chairman, hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây:
CEO |
Chủ tịch |
|
Vị trí |
Giám đốc điều hành |
Chủ tịch |
Chức năng |
Điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra quyết định chiến lược, phát triển sản phẩm/dịch vụ, quản lý nhân sự, tài chính... |
Đại diện cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước cổ đông, bảo vệ lợi ích của cổ đông, hoạch định chiến lược, giám sát hoạt động của doanh nghiệp... |
Mối quan hệ |
Báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. |
Báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. |
Kỹ năng cần thiết |
Tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, xây dựng mối quan hệ. |
Tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, xây dựng mối quan hệ. |
Trách nghiệm |
Lãnh đạo doanh nghiệp, xây dựng chiến lược, quyết định chiến lược, quản lý các khía cạnh của công ty. |
Đại diện cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của cổ đông, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược. |
Tổng quát, CEO và Chủ tịch đều có trách nhiệm lãnh đạo và đại diện cho công ty. Tuy nhiên, CEO chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động hàng ngày và quyết định chiến lược, trong khi Chủ tịch chủ yếu tập trung vào việc đại diện và bảo vệ lợi ích của cổ đông cũng như giám sát tổng quan hoạt động của công ty.
CEO nắm vai trò quan trọng trong việc quản trị, xây dựng điều hành chiến lược, xây dựng các giá trị cốt lõi,.... Hy vọng bài viết trên của Vinalink Media đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin trong quá trình tìm hiểu vị trí CEO là gì. Chúc bạn thành công trong chặng đường sắp tới.