- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC
- TRIỂN KHAI KÊNH ONLINE
- ĐÀO TẠO
- TIN TỨC
- CẨM NANG
- Khách hàng
- LIÊN HỆ
Năm 2020 được xem là năm khởi động Chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu của RMIT và KPMG Việt Nam lại cho thấy tỷ lệ thất bại của chuyển đổi số trong doanh nghiệp năm 2020 lên đến 60 - 80% - những con số biết nói báo hiệu lỗ hổng nguy hiểm của chuyển đổi số.
“Chuyển đổi số trong doanh nghiệp” là từ khóa phổ biến trong giai đoạn hiện nay, song mỗi người lại hiểu về chuyển đổi số theo những cách khác nhau. Cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông được ra mắt vào năm 2020 định nghĩa:
“Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.”
Điều đáng tiếc là rất nhiều người không hiểu rõ bản chất của chuyển đổi số. Đó chính là nguyên nhân cốt lõi khiến các doanh nghiệp phải ngụp lặn trong lộ trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, còn vô số nguyên nhân khác khiến chuyển đổi số trong doanh nghiệp liên tục thất bại. Dưới đây là danh sách sai lầm mà nhiều doanh nghiệp trăn trở:
Số hóa là quá trình chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý, theo dõi định kỳ. Trong khi đó, chuyển đổi số là việc áp dụng công nghệ để phân tích, thay đổi những dữ liệu đã được số hóa để nâng cấp trải nghiệm khách hàng; đổi mới cách thức vận hành, mô hình kinh doanh; thiết lập hàng loạt giá trị vượt trội cho doanh nghiệp.
Như vậy, chuyển đổi số dựa trên nền tảng số hóa, số hóa phải đi trước, chuyển đổi số tiến hành sau. Không ít doanh nghiệp nhầm lẫn số hóa và chuyển đổi số, dẫn đến nhiều định hướng, quyết định sai lầm.
Bởi họ chỉ giải quyết bài toán số hóa và dừng lại ngay khi số hóa thành công. Những doanh nghiệp này chỉ mới đặt chân tới nấc thang đầu tiên trong lộ trình chuyển đổi số đã ngay lập tức dừng lại. Thất bại là điều hiển nhiên.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là vấn đề nội bộ, không liên quan đến câu chuyện trải nghiệm khách hàng. Liên tục chạy theo những công nghệ hiện đại, những cập nhật từ đối thủ cạnh tranh mà bỏ quên nhóm người sử dụng cuối cùng - khách hàng của doanh nghiệp là sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Chuyển đổi số có ý nghĩa gì nếu thị phần của doanh nghiệp đang ngày một thu hẹp?
Một bài học lớn cho doanh nghiệp đó là chuyển đổi số luôn phải song hành với chuyển đổi trải nghiệm khách hàng, cải tiến công nghệ phải đem lại cảm giác phù hợp, thoải mái cho khách hàng. Nói cách khác, trong lộ trình chuyển đổi số nhất thiết phải thường xuyên khảo sát, phản hồi kịp thời mọi đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.
Gợi ý: [Bí kíp] Làm thế nào để marketing online hiệu quả?
Ngay khi áp dụng các phương pháp công nghệ thì chuyển đổi số thành công là suy nghĩ cố hữu của rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong lộ trình chuyển đổi số. Nếu xem chuyển đổi số đơn giản là cách tân công nghệ, cập nhật trang thiết bị, máy móc hiện đại hay là “số hóa” dữ liệu thì doanh nghiệp đã thất bại từ trước khi bắt đầu. Bởi sự chủ quan của chính mình.
Chuyển đổi số không phải là đích đến, mà là một hành trình dài không ngừng nghỉ. Chuyển đổi số tác động rõ rệt tới văn hóa doanh nghiệp, tới tư duy, nhận thức, thói quen làm việc của mỗi người trong doanh nghiệp. Vậy nên toàn bộ đội ngũ nhân sự đều phải nắm rõ các bước của chuyển đổi số để áp dụng vào quy trình làm việc hàng ngày. Đồng thời, phải sẵn sàng đổi mới hàng ngày, hàng giờ.
Bên cạnh chủ quan, lơ là thì tham lam, nóng vội cũng là cái bẫy tâm lý dễ mắc của nhiều doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ việc quá tập trung phát triển công nghệ mà quên đi những mối quan tâm khác.
Tư duy áp dụng số hóa vào mọi vấn đề của doanh nghiệp hoặc cùng lúc áp dụng nhiều xu hướng công nghệ không tương thích vô tình để lại vô vàn “tác dụng phụ” cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để chuyển đổi số diễn ra bình thường, liên tục và hiệu quả, cần thực hiện theo từng bước.
Công nghệ là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công cho chu trình chuyển đổi số. Với vai trò là công cụ trong hành trình chuyển đổi số, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ không thích hợp với nhu cầu, mục tiêu cũng như quy mô kinh doanh của mình thì rất khó mà thành công.
Như vậy, doanh nghiệp cần vạch sẵn các tiêu chí, mục tiêu chuyển đổi số của mình để từ đó lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp nhất, có khả năng tích hợp cao nhất với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số là một lĩnh vực chuyên biệt và phức tạp, đòi hỏi sự cẩn trọng tuyệt đối từ bất kỳ doanh nghiệp nào không chuyên. Nếu không phải là công ty công nghệ, lẽ dĩ nhiên chuyển đổi số không phải là lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp. Do thiếu chuyên môn, kinh nghiệm trong chuyển đổi số, doanh nghiệp rất dễ sai lầm ngay từ những bước đơn giản nhất.
Nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong chuyển đổi số, doanh nghiệp nên hợp tác với đội ngũ bên ngoài – tìm kiếm những chuyên gia và những kênh phân phối nền tảng chuyển đổi số phù hợp.
Đọc Thêm: Kinh doanh gì thời 4.0 vốn ít lời nhiều? Cùng giải đáp
Đứng trước những “cái bẫy” của chuyển đổi số, doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo và tập trung đủ nguồn lực để ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tham khảo các giải pháp chuyển đổi số.
Công ty chúng tôi sẵn sàng trở thành đối tác uy tín đồng hành trong lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bạn. Công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp, với đội ngũ chuyên gia trên 15 năm kinh nghiệm trong và ngoài nước về khoa học – công nghệ có khả năng biến đổi TOP 6 sai lầm trên thành điểm mạnh của doanh nghiệp.
Trước các diễn biến khó lường của nền kinh tế và dịch bệnh toàn cầu, bạn có sẵn sàng cùng chúng tôi tạo ra bước ngoặt, bứt tốc mạnh mẽ hậu Covid-19?