Chắc hẳn bạn từng nghe qua các khái niệm như Content Marketing; Marketing Digital hay Inbound Marketing,... Theo Philip Kotler - Cha đẻ của Marketing đã phát biểu rằng “Marketing là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua quá trình trao đổi”. Vậy marketing hiểu đúng có nghĩa là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản marketing là quá trình mà tại đó các công ty sẽ tạo ra những giá trị cho khách hàng để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với công chúng. Mục tiêu chính của marketing là đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách phù hợp nhất.
Marketing không chỉ giới hạn ở việc quảng cáo sản phẩm như mọi người thường nghĩ. Marketing còn bao gồm việc nghiên cứu thị trường, hiểu rõ khách hàng, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng,...Mỗi khía cạnh của marketing sẽ đòi hỏi những nghiệp vụ khác nhau chuyên biệt.
Marketer là tên gọi chung cho những người làm marketing. Đây là những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức, sản xuất, kiểm soát và đo lường cho mọi hoạt động liên quan đến tiếp thị.
Do vậy, mỗi marketer cần có đầu óc nhanh nhẹn, sáng tạo, dễ dàng nắm bắt xu hướng của thị trường để thực hiện các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi.
Nhân viên marketing là người thực hiện các hoạt động tiếp thị dưới sự lãnh đạo của quản lý hay các chuyên viên Marketing có nghiệp vụ cao hơn. Một nhân viên marketing có thể đảm nhiệm đa dạng các đầu công việc như:
Marketing là một ngành có sự đa dạng hoá cao với nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau như Content marketing; Email marketing; Digital marketing; Brand marketing; Search marketing,...Bên cạnh đó, Marketing cũng là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh, liên tục thay đổi để bắt kịp với những xu hướng của thị trường.
Không thể phủ nhận vai trò của marketing đối với doanh nghiệp. Bên cạnh việc giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng từ đó cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng marketing còn đóng các vai trò quan trọng như:
Bên cạnh việc chia marketing thành hai loại hình thức phổ biến là marketing online và marketing offline thì bạn cũng có thể chia marketing thành các loại hình phổ biến như sau:
Search Engine Optimization- SEO còn được hiểu là tối ưu hoá tìm kiếm để Website của bạn có được thứ hạng cao trong kết quả trả về công cụ tìm kiếm ( Google, Bing,...). Hiểu đơn giản SEO marketing giúp trang Web của bạn đứng ở thứ hạng cao hơn từ đó đem về nhiều lượng truy cập hơn.
Seo marketing đòi hỏi nhiều thời gian, một kế hoạch SEO marketing thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Ưu điểm nổi bật của SEO chính là không tốn phí, tuy nhiên lại tốn khá nhiều thời gian. Nếu bạn không có đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm về SEO thì bạn có thể thuê các đơn vị chuyên làm SEO hỗ trợ.
Trái ngược với SEO, SEM- Search Engine Marketing là việc sử dụng quảng cáo trả tiền để tăng thứ hạng trang Web của mình trong danh sách kết quả tìm kiếm. Hiểu đơn giản SEM là việc doanh nghiệp chạy Google Ads, phương pháp này đêm đến hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên lại khá tốn kém. Theo đó doanh nghiệp của bạn nên kết hợp hai phương pháp SEO & SEM để thực thi cùng lúc.
Hiểu đơn giản Blog Marketing là việc sử dụng Blog như một công cụ để tiếp thị góp phần gia tăng sự nhận diện thương hiệu hay cung cấp thông tin tới khách hàng. Các bài viết trên Blog thường cung cấp nhiều nội dung có giá trị hữu ích cho người đọc. Điều này góp phần gia tăng lượng truy cập cũng như chuyển đổi cho trang Web của bạn.
Social Marketing hay Social Media Marketing là hình thức sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,... để xây dựng quảng cáo cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Social Marketing giúp gia tăng độ nhận diện của thương hiệu cũng như gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và nhãn hàng gần lại nhau hơn.
Đúng như tên gọi của mình, Print Marketing bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc in ấn các ấn phẩm tiếp thị vật lý như tờ rơi, biến báo, standee,.... Nhìn chung các ấn phẩm vật lý này góp phần tạo được sự nhận diện thương hiệu tốt hơn hay kích thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Ví dụ trong chiến dịch làm mới thương hiệu của mình, Highlands Coffee đã tiến hành phát những cuốn gift voucher nhỏ để khách hàng hiểu rõ hơn về hành trình thay đổi của mình.
Video Marketing là hình thức tiếp thị qua Video như TVC quảng cáo, Video ca nhạc, phim ảnh,... Với sự phát triển của Tiktok- nền tảng video âm nhạc, mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc đã thu hút lượng lớn người dùng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Video marketing dần trở nên phổ biến và trở thành một trong những hình thức marketing được nhiều doanh nghiệp hướng đến.
Email marketing là một trong những chiến lược Online Marketing phổ biến, được nhiều nhãn hàng sử dụng. Bạn có thể dễ dàng gửi email tiếp thị đến các khách hàng tiềm năng của mình như thông báo khuyến mãi hay quảng cáo sản phẩm, các thông tin liên quan đến thương hiệu,....
Ưu điểm nổi bật của hình thức này chính là sự tương tác cá nhân hoá với từng người dùng hay khả năng theo dõi và đánh giá chính xác hiệu suất của chiến dịch.
Brand Marketing hiểu đơn giản là Nhận diện thương hiệu, theo đó doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng và quản lý hình ảnh của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Chiến lược tiếp thị thương hiệu thường bao gồm các nghiệp vụ như quảng cáo, tổ chức sự kiện, các hoạt động xây dựng mối quan hệ với khách hàng,...
Nếu bạn đang theo học chuyên ngành marketing hay có ý định học marketing chắc hẳn bạn đang thắc mắc học marketing sau này sẽ làm gì? Dưới đây là một số công việc liên quan đến marketing mà bạn có thể tham khảo:
Quảng cáo là tên gọi chung cho nhiều nghiệp vụ khác nhau của marketing. Nói cách khác quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền thông nhắm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến công chúng. Một số vị trí bạn có thể tham khảo như:
Chuyên viên chăm sóc khách hàng là người trực tiếp liên lạc với khách hàng để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải. Chuyên viên chăm sóc khách hàng phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Họ cần được đào tạo thêm các nghiệp vụ liên quan như đọc vị khách hàng hay quan sát ngôn ngữ cơ thể,...
Public Relations hay Quan hệ công chúng là một trong những nghiệp vụ thường thấy ở những công ty lớn, đặc biệt là công ty đa quốc gia. Những người này có trách nhiệm xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức trong mắt công chúng và truyền thông.
Nhân viên SEO là người chịu trách nhiệm tối ưu hóa trang Web để cải thiện vị trí của nó trong kết quả trả về trên các công cụ tìm kiếm. Họ phải nghiên cứu từ khoá, Audit content, nghiên cứu backlink, nghiên cứu kế hoạch SEO phù hợp với từng site,...Nói cách khác, nhân viên SEO đòi hỏi cần biết các nghiệp vụ liên quan đến việc tối ưu hoá tìm kiếm cho Website.
Việc kinh doanh bán hàng cũng là một trong những nghiệp vụ của marketing. Hình thức này được gọi là Trade marketing, theo đó bạn sẽ chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm và tạo cơ hội bán hàng, đảm bảo doanh số của sản phẩm hay dịch vụ.
Để thực hiện một kế hoạch marketing thành công bạn cần tiến hành lập kế hoạch truyền thông chuẩn chỉnh. Người lập kế hoạch truyền thống đòi hỏi phải nắm rõ các kiến thức và nghiệp vụ liên quan. Thường marketing executive hay marketing manager sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch.
Quản lý chuỗi cung ứng là người quản lý quá trình phân phối sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Họ cần đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và phân phối một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Direct Marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp nhằm thu hút và đo lường tương tác từ người tiêu dùng trực tiếp. Hiểu đơn giản Direct Marketing sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông dễ gây tác động đến cảm xúc và hành vi của người dùng.
Từ đó khách hàng cũng có thể dễ dàng chia sẻ, phản ánh những suy nghĩ của mình với nhãn hàng. Một số công cụ thực hiện Direct Marketing phổ biến như: Email marketing; SMS marketing; quảng cáo tại điểm bán,...
One-to-one marketing là một hình thức tiếp thị tập trung vào việc tạo ra mối quan hệ cá nhân với từng khách hàng, giúp tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.
One-to-one Marketing thường tạo ra các chiến dịch tiếp thị riêng biệt, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Ví dụ Nike đã xây dựng thành công ứng dụng Nike Training Club cho phép việc đề xuất từng bài tập phù hợp riêng với từng khách hàng.
Marketing là một ngành rộng lớn với rất nhiều nghiệp vụ và kiến thức khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn marketing là gì cũng như những vị trí nghề nghiệp tương lai khi theo học ngành marketing.
>> Tìm hiểu: Kinh doanh gì thời 4.0 vốn ít lời nhiều? Cùng giải đáp