1. Chiến lược giá hớt váng là gì?
Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming Strategy) là một phương pháp định giá sản phẩm mới ở mức cao hơn giá trị thị trường ban đầu. Mục tiêu của chiến lược này là thu lợi nhuận tối đa từ nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả cao cho sản phẩm mới hoặc độc đáo. Sau đó, doanh nghiệp sẽ dần dần hạ giá sản phẩm để thu hút các phân khúc khách phổ thông.
2. Giai đoạn nào doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược định giá này?
Chiến lược định giá hớt váng phù hợp với các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp giới thiệu một sản phẩm mới, độc đáo và có lợi thế cạnh tranh cao, chưa có mặt trên thị trường.
- Nhu cầu thị trường cho sản phẩm cao hơn nguồn cung, có lượng khách hàng tiềm năng có sức mua cao và sẵn sàng chi trả.
- Doanh nghiệp với tên tuổi uy tín, có sức ảnh hưởng cao.
- Doanh nghiệp đang nắm vị thế độc quyền trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
3. Doanh nghiệp cần biết gì khi ứng dụng chiến lược giá hớt váng trong kinh doanh?
Việc hiểu rõ những điểm mạnh và hạn chế của chiến lược này là rất cần thiết. Bằng cách này, bạn có thể áp dụng nó vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường mục tiêu.
Nội dung dưới đây sẽ phân tích các ưu điểm và nhược điểm của chiến lược định giá hớt váng.
3.1 Ưu điểm của chiến lược này
- Lợi nhuận cao: Định giá ban đầu ở mức cao (hoặc cao nhất) giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hồi vốn và đạt lợi nhuận nhanh chóng.
- Tạo hình ảnh cao cấp: Mức giá cao ban đầu có thể tạo hình ảnh cao cấp cho sản phẩm và thu hút nhóm khách hàng có mức chi trả cao.
- Xây dựng phễu khách hàng: Cho phép doanh nghiệp tiếp cận các phân đoạn khách hàng khác nhau với mức giá phù hợp. Điều này giúp xây dựng một phễu khách hàng phù hợp cho các hoạt động tiếp thị và bán hàng trong tương lai.
- Hỗ trợ cho quy trình R&D (Nghiên cứu và Phát triển): Việc có người mua sớm giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi thực tế và giá trị, từ đó cải thiện sản phẩm trong các lần chào bán sau. Nếu sản phẩm được đánh giá cao ngay từ lần ra mắt đầu tiên, nó sẽ tạo ra hiệu ứng truyền miệng tích cực, thúc đẩy khách hàng mới mua sản phẩm khi giá giảm.
3.2 Hạn chế của chiến lược định giá hớt váng
- Chỉ hiệu quả khi có nhu cầu cao: Nếu thị trường đột ngột giảm sút, chiến lược này có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
- Khó thành công trong thị trường cạnh tranh: Trong môi trường có nhiều đối thủ, áp dụng giá hớt váng thường không hiệu quả vì khách hàng sẽ chọn sản phẩm với mức giá tốt hơn.
- Thiếu linh hoạt và không phù hợp dài hạn: Chiến lược giá này chỉ phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn và cần thay đổi khi thị trường bão hòa, nếu không thì sẽ bị thua lỗ.
- Không phù hợp nếu thị trường đã có đối thủ với chiến lược tương tự: Nếu đối thủ đã áp dụng chiến lược này và chiếm lĩnh thị trường, việc bạn cũng làm điều này sẽ không thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn với mức giá tương tự và không có gì đột phá.
4. Ví dụ tham khảo về chiến lược giá hớt váng từ các ông lớn
Để hiểu rõ hơn cách doanh nghiệp áp dụng chiến lược này trong kinh doanh, hãy cùng xem 2 ví dụ thực tế sau đây.
4.1 Apple
Apple nổi tiếng với định giá hớt váng cho các sản phẩm mới như iPhone, iPad. Khi mới ra mắt, các sản phẩm này có mức giá cao hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Tuy nhiên, sau một thời gian, Apple sẽ giảm giá sản phẩm để thu hút các phân khúc khách hàng khác nhau.
Để làm được điều này, các sản phẩm của Apple luôn đầy đủ những yếu tố cần thiết cho một chiến lược định giá hớt váng, bao gồm:
- Hướng tới một cộng đồng khách hàng trung thành, sẵn lòng mua sản phẩm với bất kỳ mức giá nào.
- Sản phẩm liên tục đổi mới về công nghệ và trải nghiệm người dùng.
- Sản phẩm có tính độc quyền trên thị trường với hệ điều hành IOS.
4.2 Sony
Sony cũng áp dụng giá hớt váng cho các sản phẩm công nghệ mới như máy chơi game PlayStation 3.
Lý do là PS3 không có đối thủ cạnh tranh và sản phẩm PS2 trước đó đã thành công vang dội, tạo lượng khách hàng tiềm năng lớn cho PS3.
Sau đó, giá của PS3 đã giảm mỗi năm và cuối cùng giảm xuống còn 299 đô la trước khi ngừng sản xuất để mở đường cho các sản phẩm mới.
Qua bài viết, Vinalink đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất về Chiến lược giá hớt váng. Đây là một công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận cao từ sản phẩm mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này, bởi nó cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định.