Apple tập trung vào chiến lược khác biệt hóa, tạo ra trải nghiệm độc đáo cho người dùng, xây dựng cộng động người dùng, phương thức bán hàng hoàn hảo và các nội dung quảng cáo tập trung vào lợi ích của khách hàng. Cụ thể như sau:
Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược được sử dụng nhằm đưa thương hiệu của mình trở thành “thương hiệu độc tôn” trong lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Với Apple, họ sử dụng chiến lược này để định vị sản phẩm của mình một cách độc đáo, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, chiến lược khác biệt hóa - tập trung vào cải thiện chất lượng của Apple được thể hiện qua các cách sau:
Ngoài sở hữu những tính năng nổi bật tối ưu trải nghiệm người dùng, các sản phẩm của Apple có thiết kế độc đáo, khác biệt so với các đối thủ. Khi đặt giữa thương hiệu khác, sản phẩm của Apple cũng sẽ được người dùng dễ dàng nhận ra.
Ví dụ: iPod của Apple không phải là máy nghe nhạc đầu tiên xuất hiện trên thị trường nhưng nhờ thiết kế mỏng, nhẹ, nhỏ gọn, phối màu hài hòa khiến sản phẩm nhanh chóng được yêu thích và sử dụng. Hay điện thoại iPhone tạo ấn tượng với người dùng khi sở hữu thiết kế sang trọng, thời thượng nên thu hút khách hàng.
Chiến lược định giá sản phẩm cũng tạo nên yếu tố khác biệt trong chiến lược marketing của Apple. Các sản phẩm của Apple được áp dụng phương pháp thiết lập giá ở mức cao nhằm khẳng định chất lượng của sản phẩm. Trên thực tế, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi trả cho mức giá cao để có được sản phẩm công nghệ của Apple nhằm chứng tỏ niềm tin của họ về chất lượng sản phẩm.
Các hoạt động marketing quảng cáo của Apple tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Cụ thể, Apple thực hiện kế hoạch tổ chức các chương trình trải nghiệm sản phẩm miễn phí để thu thập phản hồi và đánh giá của khách hàng. Từ đây giúp họ có được thông tin hữu ích để phát triển sản phẩm cũng như có căn cứ đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.
Một trong những chiến lược marketing của Apple là phát triển và kết nối cộng đồng người dùng. Hệ sinh thái của Apple cung cấp khả năng kết nối hiệu quả. Bất kỳ sản phẩm nào của Apple đều có khả năng chia sẻ thông tin, hình ảnh, video với nhau một cách dễ dàng.
Qua đó, Apple mang đến cho người dùng thông điệp về việc kết nối, tạo ra sự liên kết giữa mọi người thông qua các sản phẩm của họ. Nhờ vậy, Apple tạo ra một cộng đồng lớn những người sử dụng trung thành sản phẩm của mình.
Chiến dịch marketing Apple không thực hiện một cách rầm rộ hay những lời quảng cáo mạnh mẽ nhưng vẫn đem đến hiệu quả cho việc bán hàng của họ. Điều này là bởi Apple luôn tập trung vào phương thức bán hàng thực tế nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Theo một nghiên cứu của Nielsen đã chỉ ra, 70% khách hàng khi đến cửa hàng của Apple khi ra về sẽ mua ít nhất một sản phẩm nào đó. Phương thức bán hàng hiệu quả sẽ giúp Apple thu hút và giữ chân khách hàng.
Chiến dịch marketing của Apple luôn lấy khách hàng là trung tâm và nội dung quảng cáo cũng tập trung vào lợi ích của khách hàng. Tiêu biểu có thể kể đến chiến dịch quảng cáo Shot on iPhone - chiến dịch marketing của iPhone.
Ban đầu, Apple đã thu thập hình ảnh thông qua mạng xã hội từ 24 quốc gia, sau đó cho hiển thị chúng tên các bảng quảng cáo, trạm xe buýt và nhà ga. Chiến dịch Shot on iPhone giúp tôn vinh chính những người sử dụng iPhone. Rõ ràng, điều này đem đến hiệu ứng tích cực cho người dùng và nâng cao niềm tin của họ với sản phẩm của Apple.
Chiến lược marketing mix của Apple được triển khai cụ thể đem đến thành công vang dội cho thương hiệu. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về từng yếu tố trong nội dung tiếp theo dưới đây:
Apple tập trung vào đa dạng các sản phẩm công nghệ, đáp ứng được nhu cầu trên thị trường. Apple sở hữu cho mình một hệ sinh thái sản phẩm: điện thoại iPhone, máy tính Macbook, máy tính bảng iPad, đồng hồ Apple Watch, ... Trong đó, các dòng sản phẩm sau hoàn thiện và có chất lượng độc đáo hơn dòng sản phẩm trước.
Đi kèm với sản phẩm chất lượng, Apple còn cung cấp các dịch vụ đi kèm giúp gia tăng giá trị cho người dùng:
Điểm đặc biệt trong chiến lược giá của Apple là sự linh hoạt và sáng tạo trong định giá sản phẩm. Apple khẳng định rằng họ không chỉ bán sản phẩm mà còn bán một cảm giác độc đáo và đẳng cấp. Chính vì vậy mức giá của các sản phẩm Apple luôn ở mức cao để tương xứng với định vị của họ.
Sự am hiểu sâu sắc về mong muốn nhu cầu của thị trường cùng với việc cung cấp các sản phẩm chất lượng giúp Apple duy trì vị thế của thương hiệu ngay cả khi mức giá cao. Dưới đây là một trong những chiến lược về giá quan trọng mà Apple đã thực hiện:
Chiến lược Marketing mix của Apple về hệ thống phân phối bao gồm:
Apple đã triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, thu hút đám đông và gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Một trong những chiến dịch quảng cáo kinh điển và thành công là chiến dịch “Think Different” mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở nội dung phía dưới. Bên cạnh đó, Apple hiếm khi áp dụng các chính sách ưu đãi giá, thay vào đó là tập trung vào giá trị và lợi ích sản phẩm.
Từ việc phân tích chiến lược marketing của Apple, chúng ta có thể rút ra những bài học sau:
Một trong những chiến dịch marketing đáng nhớ nhất của Apple là chiến dịch “Think Different - Nghĩ khác”. Các hoạt động của chiến dịch “Think Different” bao gồm: quảng cáo in có hình ảnh đen trắng của các nhà đổi mới và tư tưởng nổi tiếng, chẳng hạn như Albert Einstein, Martin Luther King Jr., John Lennon, … kèm theo khẩu hiệu “Hãy suy nghĩ khác biệt”.
Trong chiến dịch này, Apple không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn tôn vinh những tâm hồn “điên rồ” và tư duy độc đáo đã thay đổi thế giới. Đây là chiến dịch giúp Apple tạo ra kết nối cảm xúc với người dùng. Bằng cách này, họ xây dựng một hình ảnh vững chắc về thương hiệu như là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh thần phi thường.
Qua việc phân tích chiến lược marketing của Apple chắc hẳn bạn đọc đã rút ra những bài học cho riêng mình. Hy vọng bài viết trên đây của Vinalink đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!