CẨM NANG  Cẩm nang về chiến lược

Các bước xây dựng chiến lược marketing chuẩn

01:12 | 22/04/2024
Marketing là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tăng doanh thu và nâng cao vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả. Vì thế, trong bài viết này, Vinalink sẽ bật mí cho bạn các bước xây dựng chiến lược Marketing chuẩn, giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một bản kế hoạch chi tiết được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, đánh giá và lựa chọn phương thức tiếp thị phù hợp với thị trường mục tiêu. Nó bao gồm một hệ thống các hoạt động marketing được triển khai bài bản, đồng bộ, kết hợp cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn. 

Chiến lược Marketing là gì

Với một chiến lược Marketing bài bản và hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thể chinh phục thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

7 bước xây dựng chiến lược marketing

Để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả, hãy tuân theo quy trình 7 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing là nền tảng cho mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và đánh giá hiệu quả chiến lược marketing một cách hiệu quả.

Thường thì một mục tiêu marketing có thể bao gồm một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể như:

  • Thương hiệu: định vị thương hiệu, tăng độ nhận biết, tạo cảm nhận về giá trị thương hiệu, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa thương hiệu và khách hàng,..
  • Doanh số bán hàng: tăng doanh thu, mở rộng thị phần, giới thiệu sản phẩm mới thành công,...
  • Vị trí trên thị trường: nâng cao vị thế cạnh tranh, đạt được thị phần mục tiêu, tăng mức độ thâm nhập thị trường,...
  • Chỉ tiêu tài chính: tăng lợi nhuận gộp, tối ưu chi phí marketing,...
  • Sản phẩm: phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có,...

Xác định mục tiêu marketing

Các mục tiêu Marketing cần tuân theo những yêu cầu sau đây:

  • Phải phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược tổng thể của công ty.
  • Phải được xác định cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được.
  • Phải có thời gian cụ thể để đánh giá tiến độ và hiệu quả.
  • Phải được đồng bộ hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên tầm quan trọng.

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường

Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường bao gồm:

  • Phân tích khách hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing như: ma trận Ansoff, mô hình PESTEL, ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter,...

Mục đích của việc nghiên cứu, phân tích thị trường là:

  • Đánh giá thị trường mục tiêu gồm cơ cấu, quy mô, xu hướng biến động của thị trường và tác động của nó đến nhu cầu khách hàng. 
  • Phân tích ưu nhược điểm và chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường

Việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Có 2 phương pháp phân khúc thị trường phổ biến là dựa trên hành vi hoặc dựa trên nhu cầu.

Một phân khúc thị trường lý tưởng cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Có thể đo lường được
  • Đủ lớn để tạo ra lợi nhuận
  • Ổn định, không dễ biến mất trong thời gian ngắn. 
  • Có thể tiếp cận được bằng các chiến lược marketing của doanh nghiệp.
  • Đồng nhất và phản ứng tương tự với các chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Xác định phân khúc thị trường

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

Xác định thị trường mục tiêu là lựa chọn nhóm khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm mới của công ty. Nếu trong thị trường mục tiêu đã chọn có các sản phẩm cạnh tranh, bước tiếp theo là định vị sản phẩm của công ty để triển khai so với những sản phẩm đó.

Bước 5: Xây dựng các chiến lược marketing

Chiến lược marketing là bản kế hoạch tổng thể bao gồm các chiến lược nhỏ hơn nhằm đạt được mục tiêu marketing đề ra. Các chiến lược nhỏ này có thể là:

  • Chiến lược truyền thông.
  • Chiến lược giá.
  • Chiến lược con người.
  • Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật.
  • Chiến lược sản xuất và cung cấp.
  • Chiến lược giá trị khách hàng.
  • Chiến lược thương hiệu.
  • Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược kênh marketing.
  • Chiến lược hậu cần kho vận.
  • Chiến lược tài nguyên.

Xây dựng các chiến lược marketing

Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện

  • Kế hoạch tính giá và lãi gộp
  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
  • Kế hoạch truyền thông marketing
  • Kế hoạch tổ chức kênh
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Kế hoạch marketing
  • Chuẩn giá trị khách hàng
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch nguồn tài nguyên.

Bước 7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

Cần theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện của từng chiến lược và kế hoạch marketing. Việc này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược và kế hoạch cho phù hợp với thực tế và đạt được mục tiêu đề ra.

Để theo dõi và đánh giá hiệu quả, cần xây dựng các quy chuẩn sau:

  • Chỉ tiêu cụ thể cho từng chiến lược và kế hoạch.
  • Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện.
  • Thu thập và phân tích phản hồi từ khách hàng để đánh giá mức độ hài lòng.

Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách xây dựng chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về marketing, hãy liên hệ với Vinalink! Với 20+ năm kinh nghiệm trong nghề, Vinalink đã giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Call Zalo Messenger