Mô hình 3C là gì? Phân tích, vai trò và ứng dụng trong doanh nghiệp
19:02 | 21/02/2024
Đứng trước tình hình thị trường đầy biến động, vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp lúc này là phải hiểu thị trường, hiểu khách hàng và cả hiểu chính mình. Lúc này, mô hình 3C là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đó. Bài viết sau đây Vinalink sẽ cùng các bạn tìm hiểu mô hình 3C là gì và ý nghĩa của nó trong kinh doanh.
1. Mô hình 3C là gì?
Được phát triển bởi chiến lược gia hàng đầu thế giới Kenichi Ohmae, mô hình 3C là “bí thuật” của tất cả các marketer khi bắt đầu thực hiện chiến dịch marketing. Mô hình này đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về thị trường, từ đó xác định lợi thế cạnh tranh và phương án hành động. 3C là viết tắt của các chữ: Company (Công ty), Customer (Khách hàng) và Competitor (Đối thủ).
2. Phân tích mô hình 3C trong marketing
Sau đây, cùng Vinalink phân tích xem ý nghĩa của mô hình 3C là gì mà trở thành “cánh tay phải” đắc lực của nhiều doanh nghiệp nhé!
2.1 Customer – Khách hàng
Khách hàng là tâm điểm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, thực hiện các nghiên cứu và hiểu rõ tâm lý sẽ giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Trước khi tiến hành chiến dịch ở một thị trường, doanh nghiệp cần giải quyết được các vấn đề liên quan đến khách hàng như sau:
Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?: nhân khẩu học, nơi sinh sống, học vấn, địa vị, thu nhập, tuổi tác, giới tính,...
Đâu là vấn đề, nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải? Liệu doanh nghiệp có thể cung cấp cho họ giải pháp để xử lý các vấn đề đó hay không?
Doanh nghiệp có thể chọn các vấn đề mà khách hàng thường gặp phải và cung cấp giải pháp cho họ. Song điều này đem đến sự cạnh tranh rất lớn, bởi những vấn đề bề nổi rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng tìm ra và đưa ra hướng giải quyết. Muốn thành công ở thị trường này, doanh nghiệp của bạn phải cung cấp những sản phẩm thật sự mới và độc đáo, có USP của riêng mình.
Ngoài ra, để tránh việc phải cạnh tranh với nhiều “ông lớn”, doanh nghiệp có thể tìm ra những nỗi đau khác mà chưa ai nhìn thấy và cung cấp sản phẩm/dịch vụ để giải quyết nó.
2.2 Competitor – Đối thủ cạnh tranh
Ở chữ C - Competitor này, doanh nghiệp cần xác định và hiểu rõ về các doanh nghiệp là đối thủ hoặc có nguy cơ trở thành đối thủ với mình. Các yếu tố có thể xem xét có thể kể đến như: đối tượng mục tiêu, ngành hàng sản xuất, thị phần trên toàn quốc,... Để “nắm thóp” đối thủ, bạn cần tìm hiểu thông qua các câu hỏi sau:
Sản phẩm/dịch vụ của họ là gì? Bán với giá bao nhiêu? Thị phần bao nhiêu?
Đối tượng khách hàng hướng đến có đặc điểm gì?
Quy trình bán và phân phối sản phẩm diễn ra như thế nào?
Doanh số theo từng quý/năm là bao nhiêu?
Định vị thương hiệu là gì? Đã xây dựng hình ảnh nhất quán trong tâm trí người dùng hay chưa?
Quảng bá sản phẩm trên những kênh nào?
Các chiến dịch marketing đã triển khai ra sao? Có ấn tượng hay không?
Biết được những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp biết đối thủ của mình đang phát triển của mức nào, nhìn nhận và đánh giá những điểm mạnh, nổi bật của mình để khai thác và phát huy nó hiệu quả hơn.
2.3 Corporation – Doanh nghiệp
Và cuối cùng, ngoài hiểu về khách hàng và đối thủ, doanh nghiệp cần tự hiểu chính mình. Doanh nghiệp cần biết rõ thế mạnh, điểm yếu của mình cũng như các đặc điểm tạo nên sự khác biệt nhằm tăng khả năng cạnh tranh với công ty đối thủ. Việc khai thác điểm mạnh cũng cần sự trên sự tương tích với 2 yếu tố là khách hàng và đối thủ nhằm tạo nên giá trị gắn kết, phù hợp.
Như đã phân tích ở trên, mô hình 3C cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về khách hàng, thị trường và xu hướng phát triển. Do đó nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên chiến lược của hầu hết các doanh nghiệp. Từ đó, mô hình 3C còn giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kịp thời nhìn ra những biến động của thị trường.
4. Ví dụ về phân tích 3C trên thực tế
4.1 Phân tích 3C của Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu sữa đã trở thành “người bạn thân” của rất nhiều gia đình Việt. Để thành công ghi dấu trong lòng người tiêu dùng, Vinamilk đã áp dụng thành công mô hình 3C:
Customer (Khách hàng): Về đối tượng khách hàng, Vinamilk nhắm đến những người có mức thu nhập ổn định, quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm tự nhiên cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, cụ thể là các gia đình có con trong độ tuổi từ 5 - 14 - giai đoạn phát triển của trẻ.
Competitor (Đối thủ): Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk đang là TH True Milk, cũng hướng đến đối tượng khách quan tâm đến các sản phẩm thiên nhiên cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra còn có Dutch Lady, Nestle,...
Company (Doanh nghiệp): Vinamilk đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy trong lòng khách hàng với hơn 45% thị phần sữa trong nước, đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” hay “nguồn sữa tươi đạt chuẩn”. Vinamilk ưu tiên sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước như Thụy Sỹ, Ý, Đức,... Bên cạnh đó là hàng loạt các chiến dịch marketing nổi bật và ghi dấu trong lòng khách hàng bởi tính đặc trưng của nó. Điển hình gần đây có sự kiện Vinamilk Green Farm được tổ chức tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát lớn Hà Nội thu hút đông đảo người tham gia.
4.2 Phân tích 3C của TH True Milk
Là đối thủ đáng gờm của Vinamilk, TH True Milk tuy đến sau nhưng cũng đã chứng minh được “uy quyền” của mình khi áp dụng thành công mô hình 3C:
Customer (Khách hàng): Khác với những thương hiệu sữa khác, đa phần nhắm đến đối tượng là trẻ em với nguồn cung về dinh dưỡng vô cùng lớn, TH True Milk hướng đến những người phụ nữ, các chị em có mối quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sạch, hữu cơ.
Competitor (Đối thủ): Đối thủ cạnh tranh hiện tại của TH True Milk bao gồm Vinamilk, Dutch Lady,... đều là các thương hiệu sữa lâu đời và gây được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.
Company (Doanh nghiệp): Với đặc điểm nổi bật là sữa sạch, TH True Milk khai thác hiệu quả nó bằng cách xây dựng các trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao nhằm cung cấp các sản phẩm hữu cơ, an toàn với sức khỏe.
4.3 Phân tích 3C của Adidas
Để trở thành một trong những thương hiệu giày thể thao được đông đảo khách hàng lựa chọn, Adidas cũng đã trải qua quá trình phát triển đầy thăng trầm. Dựa vào chiến lược 3C, thương hiệu đã nhanh chóng định hình và ngày càng phát triển:
Customer (Khách hàng): Adidas cung cấp các mẫu giày hỗ trợ vận động thể thao. Do đó đối tượng mà thương hiệu hướng đến là các vận động viên hay những người thường xuyên chơi thể thao và cần một sản phẩm khiến họ cảm thấy dễ chịu khi phải chạy, nhảy, vận động nhiều.
Competitor (Đối thủ): Cũng hướng đến phân khúc thể thao, Nike trở thành một đối thủ đáng gờm của Adidas. Tuy nhiên, Adidas trở nên nổi bật hơn nhờ mức giá phù hợp. Các sản phẩm của thương hiệu đều được sản xuất chủ yếu tại châu Á, tận dụng nguồn nhân công đông đảo và giá rẻ, cùng các chính sách thuế quan có lợi cho sản phẩm và đem đến một mức giá vừa phải cho người tiêu dùng.
Company (Doanh nghiệp): Adidas tăng cường mở rộng các cửa hàng của mình trên toàn thế giới, đẩy mạnh phát triển các thương hiệu con cùng các chiến dịch marketing thú vị nhằm gia tăng mức độ phổ biến trên thị trường.
Bài viết trên của Vinalink đã cung cấp cho các bạn thông tin về mô hình 3C được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng qua các ví dụ điển hình ở trên, bạn đã có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm và bài học để áp dụng vào mô hình doanh nghiệp của mình.