CẨM NANG  Cẩm nang về chiến lược

Hướng dẫn lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới chuẩn

01:34 | 22/04/2024
Việc lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới để chuẩn bị ra mắt thị trường là khâu có ảnh hưởng lớn tới khả năng thâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng và thành công của sản phẩm đó. Do đó, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Vinalink để biết cách lập chiến lược marketing sản phẩm chuẩn nhất nhé!

Hướng dẫn lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới chuẩn

Cách xây dựng chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới sẽ có sự khác nhau ở mỗi doanh nghiệp và ở từng lĩnh vực. Tuy nhiên, về cơ bản một kế hoạch chiến lược marketing đều cần thực hiện với các bước cốt lõi sau: 

Hiểu rõ về sản phẩm mới

Hướng dẫn lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới chuẩn Hiểu rõ về sản phẩm

Trước khi lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới, bạn sẽ cần hiểu rõ những thông tin về sản phẩm. Các thông tin mà bạn cần nắm rõ bao gồm tính năng, đặc điểm nhận biết, lợi ích và cách sử dụng của sản phẩm/dịch vụ. 

Bên cạnh đó, kiến thức về sản phẩm cũng có thể chia thành 2 loại cơ bản như sau:

  • Kiến thức thực tế: Đề cập đến các thông số cơ bản hoặc các đặc điểm bên ngoài của sản phẩm như: thiết kế, mẫu mã, tính năng, giá cả, các thông số kỹ thuật, chính sách bảo hành, mức độ sẵn có của sản phẩm, … 
  • Kiến thức kinh nghiệm: Những kiến thức liên quan đến việc thử nghiệm hoặc dùng thử của khách hàng. Các kiến thức này sẽ đề cập chủ yếu đến lợi ích sản phẩm, những phản hồi sau khi khách hàng đã dùng thử. 

Cả hai loại kiến ​​thức về sản phẩm trên đều quan trọng và sẽ được sử dụng tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau. Ngoài ra, có một việc cũng quan trọng không kém ở bước này đó là bạn cần phải xác định được USP (Unique Selling Point) - điểm bán hàng độc nhất.  

USP là thế mạnh của một sản phẩm mà doanh nghiệp cần chú trọng để truyền thông. Nếu doanh nghiệp có thể làm nổi bật được USP thì không những có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn khẳng định được vị trí thương hiệu, đồng thời tạo dấu ấn của sản phẩm với khách hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu sản phẩm mới hướng đến

Xác định khách hàng mục tiêu sản phẩm mới hướng đến

Sau khi đã nắm bắt được lợi thế đặc trưng của sản phẩm thì việc cần làm tiếp theo khi lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm đó là: xác định phân khúc khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình. Khi phân tích và lựa chọn tệp khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định các yếu tố như sau: 

Yếu tố về nhân khẩu học: 

  • Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, … 
  • Nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập trung bình.
  • Tôn giáo, văn hóa, …

Yếu tố về tâm lý học: 

  • Khách hàng mua sản phẩm của bạn vì điều gì? (giá cả, mẫu mã, khuyến mãi).
  • Họ dễ dàng bị chi phối mua hàng bởi những tác nhân bên ngoài nào? (người nổi tiếng, gia đình, bạn bè).
  • Họ sẽ quyết định mua hàng vì sở thích hay nhu cầu? Họ đang quan tâm đến điều gì? 

Yếu tố về hành vi tiêu dùng:

  • Khu vực nào khách hàng sẽ tập trung mua sắm nhiều nhất? (siêu thị, chợ hay trung tâm thương mại).
  • Phân khúc giá, định vị sản phẩm đã phù hợp để phân phối tại đó hay chưa?
  • Khách hàng đang có xu hướng mua hàng và thanh toán như thế nào?
  • Tần suất và khả năng mua sắm sản phẩm là nhiều hay ít?
  • Khách hàng có sẵn sàng tiếp tục mua sắm sản phẩm này nếu giá cả đột ngột tăng?

Ngoài ra, để nâng cao mức độ khoanh vùng, chọn lọc chính xác phân khúc khách hàng tiềm năng tốt nhất có đầy đủ nhu cầu, điều kiện và khả năng mua sắm sản phẩm mà bạn cung cấp, bạn có thể tìm hiểu thêm về các lý thuyết khác liên quan như: lý thuyết tháp nhu cầu Maslow, lý thuyết về hành vi khách hàng, …

Xác định mục tiêu của chiến lược marketing sản phẩm mới

Xác định mục tiêu của chiến lược marketing sản phẩm mới

Trước khi bắt đầu đưa một sản phẩm mới ra thị trường, bạn cần phải đặt mục tiêu phù hợp với chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới của mình. Hãy đảm bảo rằng mục tiêu này sẽ phù hợp với khả năng thực hiện chiến dịch và bạn có thể đạt được nó. Một trong những mô hình phổ biến bạn có thể áp dụng để xác định mục tiêu tốt nhất là mô hình SMART: 

  • Specific (tính cụ thể): Mục tiêu của bạn đặt ra phải có tính cụ thể, rõ ràng và có thể phổ biến cho toàn thể doanh nghiệp của bạn hiểu. 
  • Measurable (đo lường): Mục tiêu và tiến độ thực hiện mục tiêu cần có khung đo lường rõ ràng, hay có thể đo được cụ thể bằng con số. 
  • Attainable (khả năng thực hiện): Mục tiêu có khả năng thực hiện được dựa trên sự cân nhắc các nguồn lực doanh nghiệp, kết hợp với sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
  • Relevant (tính thực tế): Mục tiêu phải phù hợp với tình hình nguồn lực thực tế của doanh nghiệp, dựa trên các dữ liệu trong quá khứ hoặc các dự đoán thị trường. 
  • Time bound (khung thời gian): Tiến độ thực hiện mục tiêu cần được lên kế hoạch trước về thời gian thực hiện. Bạn sẽ cần xác định khi nào thì mục tiêu sẽ được hoàn thành. 

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing về sản phẩm 

Bước tiếp theo bạn cần xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược marketing của bạn, bao gồm cả các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong doanh nghiệp: 

Các yếu tố bên ngoài

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing về sản phẩm yếu tố bên ngoài

Các tác nhân bên ngoài là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhưng chúng  không nằm trong sự kiểm soát của tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích những yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, tránh bỏ lỡ những cơ hội và hạn chế được rủi ro tiềm tàng.

Mô hình giúp phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp được áp dụng phổ biến là PESTEL, gồm 6 yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường tự nhiên và pháp lý. Tùy vào lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có yếu tố tác động nhiều và yếu tố ít ảnh hưởng. 

Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong là những yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Phân tích môi trường nội bộ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Các yếu tố chính của môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm:

  • Nguồn lực tài chính: Bao gồm vốn đầu tư, dòng tiền, dự trữ,...
  • Nguồn lực nhân sự: Bao gồm số lượng nhân viên, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, ...
  • Nguồn lực vật chất: Bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, …
  • Hoạt động marketing: Bao gồm thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, giá cả, ...

Xác định chiến lược marketing

Xác định chiến lược marketing

Để có phương hướng xây dựng chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới rõ ràng, bạn có thể áp dụng các mô hình kinh điển trong marketing như mô hình marketing 4P và 7P. Đây là 2 mô hình được nhiều chuyên gia marketing sử dụng nhất để đạt được mục tiêu marketing của mình.

Với marketing 4P sẽ bao gồm các yếu tố: Sản phẩm (Product), giá (Price), địa điểm (Place), xúc tiến (Promotion). Marketing 7P sẽ thêm 3 yếu tố: Con người (People), quy trình (Process) và bằng chứng hữu hình (Physical Evidence).

Triển khai và giám sát 

Công việc này sẽ giúp bạn theo dõi được tiến độ thực hiện kế hoạch cũng như hiệu suất, hiệu quả của chiến lược và lập báo cáo thống kê. Từ đó, bạn có thể kịp thời ứng phó các tình huống phát sinh bất ngờ và thực hiện những phân tích chuyên sâu để rút kinh nghiệm, bài học xương máu cho những chiến dịch marketing tiếp theo. 

Một số chiến lược marketing cho sản phẩm mới 

Mỗi một chiến lược marketing đều được xây dựng để tập trung vào các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đang hướng đến. Với việc cho ra mắt sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng một số chiến lược marketing như sau: 

Lợi thế giá thấp

Một số chiến lược marketing cho sản phẩm mới chiến lược giá thấp

Đa số các doanh nghiệp thường áp dụng chiến thuật marketing dựa trên lợi thế giá thấp ở trong giai đoạn giới thiệu các sản phẩm mới. Đây là chiến lược khá hiệu quả trong việc giành được “miếng bánh” thị phần và cạnh tranh cùng với những đối thủ khác đã có một chỗ đứng nhất định trong phân khúc thị trường mục tiêu này. 

Bạn sẽ thu được nhiều kết quả tích cực từ chiến lược này khi phân khúc khách hàng bạn hướng đến thường quan tâm đến giá, ưu tiên các sản phẩm giá rẻ. Đồng thời khách hàng cũng ít quan tâm đến việc trung thành với một thương hiệu nhất định. Tuy nhiên bạn chỉ có thể áp dụng chiến lược này khi bạn thực sự có lợi thế về giá so với các doanh nghiệp khác.

Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm

Nếu như bạn không có lợi thế về giá và khó cạnh tranh được bằng chiến lược giá thấp, bạn có thể tập trung để tạo ra hoặc gia tăng thêm các giá trị mới cho sản phẩm. Khi nhận thấy lợi ích của mình được gia tăng khi sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ chủ động tìm đến bạn.

Ví dụ: VinFast là thương hiệu ô tô và xe máy điện mới được ra mắt thuộc tập đoàn Vingroup. Kể từ khi trình làng, Vingroup đã không ngừng tạo các giá trị nổi bật cho dòng xe điện này, cụ thể như sau:

  • Hợp tác với các nhà thiết kế và kỹ sư hàng đầu thế giới để phát triển các mẫu xe VinFast có thiết kế đẹp, sang trọng và tích hợp nhiều tính năng hiện đại.
  • Sử dụng linh kiện, phụ kiện của các nhà cung cấp uy tín hàng đầu thế giới như Bosch, Siemens, LG Chem, …
  • VinFast cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, bao gồm bảo hành chính hãng, đổi trả sản phẩm lỗi, hỗ trợ kỹ thuật, …
  • Áp dụng chính sách bảo hành lên đến 10 năm cho xe ô tô và 3 năm cho xe máy điện giúp người dùng yên tâm sử dụng sản phẩm mới.

Khai thác các lợi thế của sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng phù hợp

Khai thác các lợi thế của sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng phù hợp

Các sản phẩm mới thu hút sự chú ý của từng nhóm khách hàng khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Trong đó, phân ra thành 2 nhóm khách hàng chính: 

  • Một là những người mua hàng đầu tiên (người tiên phong) sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm mới trước tiên.
  • Hai là người mua hàng theo lợi ích (chiếm đa số bộ phận khách hàng). 

Nhóm người mua thứ nhất thường tìm kiếm những lợi ích mang tính cá nhân như hình thức đẹp hoặc muốn trải nghiệm cái mới, làm người tiên phong, dẫn đầu xu hướng. Còn nhóm khách hàng số hai sẽ thường bị hấp dẫn bởi các tiện ích nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm khác. Nhóm khách hàng số hai tuy khó chinh phục, thế nhưng đây mới là nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn cần quan tâm nhiều nhất để biến họ trở thành những khách hàng trung thành.  

Các chiến dịch khuyến mãi… cho không

Một số chiến lược marketing cho sản phẩm mới Các chiến dịch khuyến mãi… cho không

Bạn có thể áp dụng các chiến dịch khuyến mãi như cung cấp hàng mẫu, quà tặng hoặc phiếu giảm giá miễn phí … để thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. 

Điều này có thể được thực hiện theo một số cách khác nhau, chẳng hạn như phân phối hàng mẫu tại các cuộc triển lãm và hội nghị, tặng phiếu giảm giá trong lần mua tiếp theo. Bạn cũng có thể tặng kèm các quà tặng như bút, móc khóa có tên sản phẩm, thương hiệu. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách lập chiến lược Marketing cho 1 sản phẩm mới. Vinalink mong rằng nội dung bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn và sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có những chiến lược hiệu quả trên con đường đưa những sản phẩm mới đến tay khách hàng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger