Theo tiết lộ của YouGov - đơn vị nghiên cứu toàn cầu có trụ sở tại Anh, người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific, APAC) đang ngày càng quan tâm đến các thương hiệu thể hiện ý thức về ảnh hưởng của mình đến xã hội và môi trường.
YouGov đã tiến hành thu thập cơ sở dữ liệu từ 5 thị trường (bao gồm: Australia, Hong Kong, Indonesia, Singapore, Thailand) với mẫu đại diện là nhóm đối tượng trên 18 tuổi tại mỗi quốc gia, đo lường dựa trên một số yếu tố như: giới tính, độ tuổi, vùng miền, sắc tộc và thu nhập hộ gia đình.
Thông qua khảo sát và dữ liệu thu thập được, đơn vị nghiên cứu này đã chỉ ra những phát hiện quan trọng về xu hướng tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:
- Gần một nửa số người tiêu dùng khu vực APAC bị thu hút bởi các thương hiệu có ý thức xã hội thể hiện những giá trị phù hợp với họ (46%) và tham gia vào các vấn đề được xã hội quan tâm rộng rãi (48%).
- Người tiêu dùng ở độ tuổi 35 - 54 có nhiều khả năng cân nhắc giá trị của thương hiệu nhất khi đưa ra quyết định mua hàng (50%), trong khi hầu hết người tiêu dùng ở độ tuổi 35 - 44 đánh giá cao những thương hiệu liên quan đến các vấn đề xã hội (52%).
- Các thương hiệu sở hữu thông điệp nhân văn thường có nhiều khả năng thu hút khoảng 3/5 (62%) người tiêu dùng.
- Xét theo từng quốc gia, hơn một nửa số người tiêu dùng Indonesia (54%) và hơn 2/5 người tiêu dùng Thailand (45%) cân nhắc xem liệu thương hiệu có duy trì các giá trị phù hợp với quan điểm của họ hay không trước khi mua hàng - mức cao nhất tại các thị trường trọng điểm ở APAC. Họ cũng có nhiều khả năng đánh giá cao những thương hiệu tham gia vào các vấn đề xã hội (59% tại Indonesia và 47% tại Thailand).
- Trong khi đó, những thương hiệu sở hữu thông điệp mang tính nhân văn có sức hấp dẫn rộng rãi nhất ở Indonesia (80%) và Hồng Kông (60%), mặc dù chỉ dưới 1/3 người tiêu dùng thích những thương hiệu liên quan đến các vấn đề xã hội.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một số phát hiện giá trị khác như:
- Khi nói đến việc lựa chọn các sản phẩm xanh và mang tính nhân văn, dữ liệu mới nhất cho thấy khoảng một nửa số người tiêu dùng APAC cố gắng mua hàng từ các thương hiệu có trách nhiệm với xã hội và môi trường (48%) và tham gia vào các quy trình thương mại bình đẳng (53%).
- Khoảng một nửa người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường (51%).
- Mua hàng từ các công ty có trách nhiệm với xã hội và môi trường là ưu tiên hàng đầu của hầu hết người tiêu dùng Thái Lan (62%) và Indonesia (55%) nhưng chỉ chiếm khoảng một phần ba ở Singapore (33%) và Hồng Kông (34%).
- Tìm kiếm các sản phẩm thương mại bình đẳng là điều mà gần 2/3 người tiêu dùng ở Indonesia (64%) cố gắng thực hiện, nhưng chỉ 2/5 người tiêu dùng ở các thị trường APAC quan trọng khác có cùng quan điểm này..
- Người tiêu dùng Indonesia cũng được đánh giá là cởi mở nhất trong việc chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường (72%), bên cạnh người tiêu dùng Thái Lan (51%) và Úc (50%), trong khi đó tỷ lệ này ở Singapore là 41% và Hong Kong là 38%.
- Bên cạnh những bận tâm về vấn đề xã hội và môi trường, khoảng một nửa số người tiêu dùng APAC còn lo ngại về việc các doanh nghiệp trực tuyến và đa quốc gia mở rộng có thể dẫn đến “sự loại bỏ” của các doanh nghiệp nhỏ trong cộng đồng của họ (49%).
- Hơn một nửa số người tiêu dùng APAC thích mua hàng từ các cửa hàng cộng đồng địa phương hơn là từ cửa hàng nước ngoài (51%), đồng thời họ mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương (56%). Người tiêu dùng lớn tuổi cũng có nhiều khả năng thích mua hàng và ủng hộ các doanh nghiệp địa phương hơn.
- Xét theo khu vực, người tiêu dùng ở Indonesia có nhiều khả năng ủng hộ tận tình các doanh nghiệp địa phương nhất (82%) và thích mua sắm tại địa phương (68%), tiếp theo là Úc.
- Mặt khác, Singapore là thị trường duy nhất có chưa đến một nửa số người tiêu dùng cho biết họ có nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương (49%) và thích mua sắm gần đó (40%).
Trên đây là những phát hiện tiêu biểu về xu hướng tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được rút ra thông qua cuộc khảo sát của YouGov.